
-
Nhu cầu vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024
-
Điều gì khiến giá Bitcoin tăng “phi mã”?
-
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập cột tháp tua-bin gió gây thương vong ở Trung Quốc -
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo
![]() |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản trượt tới 4% trong phiên giao dịch sáng 21/6. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Nhật Bản rớt điểm mạnh nhất khu vực trong phiên giao dịch sáng nay 21/6, với chỉ số Nikkei 225 trượt tới 4%, còn chỉ số Topix để mất 2,86%.
Hầu hết các nhóm cổ phiếu tại Nhật Bản đều chìm trong "sắc đỏ", với cổ phiếu của hai hãng sản xuất ô tô Nissan và Honda đều mất hơn 4% trong khi cổ phiếu của Fanuc lao dốc gần 6%. Trong lĩnh vực tài chính, cổ phiếu của Mitsubishi UFJ và Mizuho lần lượt giảm 2,94% và 2,03%.
Thị trường Kong Kong cũng ngập sắc đỏ khi chỉ số Hang Seng rớt 1,35%, trong khi đó chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận mức giảm nhẹ hơn, với chỉ số Shanghai Composite trượt 0,43% còn chỉ số Shenzhen Component giảm không đáng kể.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt hơn 1,09%, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Australia trượt sâu hơn với mức 1,67%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) sáng nay giảm 1,34%.
"Thị trường tiếp tục đi xuống sau tuyên bố của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), trong khi những lo ngại xoay quanh việc bình thường hóa lãi suất tiếp tục bao trùm tâm lý lo ngại rủi ro", các nhà phân tích tại Ngân hàng OCBC (Singapore) nhận định.
Tuần trước, các quan chức của Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ đánh tiếng rằng việc tăng lãi suất có thể đến sớm nhất vào năm 2023, sớm hơn 1 năm so với dự báo của họ vào tháng 3 vừa qua. Đồng thời Fed cũng nâng dự báo lạm phát Mỹ năm 2021 lên 3,4%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 3.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng lên 92,26, từ mức dưới 91,2 thiết lập trước đó.
Trung Quốc sáng nay thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm ở mức 3,85%, còn lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm cũng được giữ ổn định ở mức 4,65%. Động thái này phù hợp với kỳ vọng của đa số các nhà phân tích trong cuộc thăm dò nhanh gần đây của Reuters.
Đồng yên Nhật mạnh lên và quy đổi 110,15 JPY "ăn" 1 USD, so với mức 110,5 JPY/USD ghi nhận tuần trước; trái lại đô la Australia trượt giá và trao tay 1 AUD đổi 0,7506 USD, từ mức 1 AUD/0,768 USD.
Dầu giao dịch theo giờ châu Á sáng nay nhích giá. Dầu thô Brent giao kỳ hạn lên giá 0,68% và giao dịch ở mức 74,01 USD/thùng còn dầu thô giao sau của Mỹ tăng giá 0,8% lên 72,21 USD/thùng.

-
Không có con cái, tỷ phú Hermes muốn để lại hàng tỷ USD cho người làm vườn -
Mỹ có thể vươn lên trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới -
Xuất khẩu LNG của Nga sang EU tăng kỷ lục, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng mua -
Điều gì khiến giá Bitcoin tăng “phi mã”? -
Trung Quốc còn nhiều dư địa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc -
Nga trở lại Top 5 nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho châu Âu -
Mỹ thu về 72,65 tỷ USD từ cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
2 Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
3 Gánh nặng trả nợ trái phiếu vẫn đè nặng doanh nghiệp bất động sản năm 2024
-
4 Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
-
5 Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023