Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Trungnam Group: Vững mạnh cùng năng lượng sạch
Ngọc Hương - 26/03/2022 08:12
 
Trungnam Group đang hướng tới mục tiêu sở hữu nguồn điện lên 3.800 MW năng lượng tái tạo và 1.500 MW điện khí LNG vào năm 2025, duy trì tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm.

Liên tục mở rộng quy mô

Được thành lập năm 2004 với lĩnh vực cốt lõi là xây dựng, sau gần hai thập kỷ gây dựng và phát triển, Trungnam Group đã liên tục mở rộng quy mô hoạt động, phủ sóng khắp các tỉnh thành cả nước với các dự án hạ tầng kỹ thuật, bất động sản, năng lượng... khẳng định vị thế trên thị trường và nhận được nhiều uy tín từ các nhà đầu tư, đối tác.

Trong những năm trở lại đây, lĩnh vực năng lượng tái tạo được xem là động lực phát triển của Trung Nam. Thông qua việc tiên phong triển khai các dự án năng lượng tái tạo tích hợp hệ thống truyền tải điện tầm cỡ của Việt Nam, Trungnam Group đã trở thành một ông lớn trong lĩnh vực đầu tư điện khi đang sở hữu 1.630 MW điện

Nhà máy điện gió Đông Hải 1 của Trungnam Group tại Trà Vinh
Nhà máy điện gió Đông Hải 1 của Trungnam Group tại Trà Vinh

Quá trình phát triển nhanh các dự án nguồn điện này này cũng cho thấy những nỗ lực và tâm huyết của Trungnam Group trong việc đầu tư phát triển các loại hình năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Tập đoàn hướng đến mục tiêu kinh doanh tới năm 2025 sẽ nâng mức công suất sở hữu lên 3.800 MW năng lượng tái tạo và 1.500 MW điện khí LNG, duy trì mức tăng trưởng 20% mỗi năm.

Để hiện thực hóa mục tiêu đầy hoài bão này, những bước đi cụ thể đã được lãnh đạo tập đoàn đặt ra nghiêm túc và triển khai cẩn trọng nhưng không quên nắm bắt các thời cơ vàng.

Hiện Trungnam Group đang sở hữu 3 nhà máy thủy điện với tổng công suất là 118 MW cùng 7 dự án năng lượng điện gió và điện mặt trời đã đi vào hoạt động có công suất hơn 1.500 MW. Trong đó, tiêu biểu là Nhà máy Điện mặt trởi Trung Nam Thuận Nam tại Ninh Thuận có công suất 450 MW là lớn nhất Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, đã được khánh thành vào ngày 12/10/2020.

Theo sau là một số dự án quy mô tầm cỡ khác như Dự án Điện gió Ea Nam - Đắk Lắk với công suất lên đến 400 MW, tổng mức đầu tư 16.500 tỷ đồng, Dự án Điện mặt trởi Thuận Bắc - Ninh Thuận 204  MW khởi công từ 7/7/2018, Dự án Điện mặt trởi Trà Vinh 140 MW, khởi công từ 19/1/2019.

Đáng chú ý 3 dự án điện gió ở EaNam - Đắk Lắk, điện gió số 5 Phước Hữu Ninh Thuận và điện gió ngoài khơi Đông Hải 1 ở Trà Vinh đều vận hành trước thời ngày 31/10/2021, kịp hưởng giá bán điện ưu đãi của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc bắt tay với các đối tác có thực lực trong lĩnh vực năng lượng, nắm giữ các thiết bị tiên tiến, giải pháp đối mới công nghệ hiện đại như Enercon hay Siemens Garmesa, các dự án của Trungnam Group không chỉ được đánh giá đạt tiến độ đề ra, hiệu quả kinh tế cao rút ngắn thời gian đầu tư - hoàn vốn, mà còn cải thiện được thông số môi trường (giảm độ ồn, bụi, chất thải rắn...), giúp bảo vệ môi trường xung quanh.

Cũng tại thời điểm này, thủy điện được cho là đã hết dư địa khai thác, nhiệt điện cũng sẽ khó mở rộng quy mô khi các tổ chức tài chính quốc tế theo đuổi chính sách tín dụng xanh, quyết định không hỗ trợ vay vốn với các dự án điện than mới. Như vậy, cơ hội để năng lượng tái tạo thể hiện được giá trị của mình trong nền kinh tế cũng như mang lại sự bền vững cho từng giai đoạn phát triển đang rất hiện thực.

Thực lực tốt

Thực tế đầu tư vào năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo ở quy mô lớn nói riêng có đặc thù cần sử dụng lượng vốn lớn, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, Trungnam Group đã tiến hành huy động thêm các nguồn lực khác từ bên ngoài, bao gồm hoạt động vay và phát hành trái phiếu.

Trong điều kiện dịch bệnh gay gắt diễn ra hai năm 2020-2021 khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phải hoạt động cầm chừng và giải thể, Chính phủ đã có đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhằm tiếp sức cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, để tránh bị các doanh nghiệp không có thực lực lợi dụng, gây thêm hậu quả không đáng có cho nền kinh tế, các giải pháp tài chính được cơ quan hữu trách đưa ra cũng kèm theo những điều kiện nhất định.

Đơn cử như trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bằng việc ban hành các chính sách mới rất kịp thời, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu buộc phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, có phương án sử dụng vốn rõ ràng, hiệu quả cao...

Động thái này không chỉ giúp siết chặt kỷ cương, mà còn thanh lọc được những doanh nghiệp không có ý định làm ăn bài bản, đồng thời khiến thị trường trái phiếu trở nên minh bạch và an toàn hơn với các nhà đầu tư.

Trong điều kiện khắt khe là vậy, Trungnam Group đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu, đều là các khoản vay có tài sản bảo đảm giá trị, thanh khoản cao, để phát triển các dự án năng lượng theo chiến lược đề ra.

Điều này không chỉ cho thấy thực lực tài chính đáng nể của nhà đầu tư mà còn là minh chứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có hiệu quả với kết quả tăng trưởng cao, năng lực quản trị tốt, chuyên nghiệp mới, để giành được niềm tin của các nhà đầu tư, từ cá nhân tới tổ chức.

Trước dự báo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, trong điều kiện các dự án điện mới và lớn có sự chững lại thời gian gần đây, khả năng thiếu điện cũng đang được các chuyên gia nhắc tới.

Tuy nhiên thực tế này lại mang tới cơ hội mới cho các doanh nghiệp đang sở hữu những nguồn điện lớn, nhất là điện được sản xuất từ năng lượng tái tạo, phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới.

Nếu năm 2019, tài sản hợp nhất của Trungnam Group mới đạt ngưỡng 33.728 tỷ đồng thì năm 2020 đã tăng mạnh tăng 65% lên mức 55.485 tỷ đồng và nhảy vọt lên đạt 92.568 tỷ đồng vào cuối 2021, tương ứng tỷ lệ mở rộng đến 2,75 lần chỉ sau hai năm ngắn ngủi.

Ngoài ra, cấu trúc tài chính cũng là điểm mạnh của Trungnam Group, với nợ vay/tổng tài sản luôn dao động ở mức hợp lý.

Song hành với tầm vóc, sức khỏe tài chính, kết quả kinh doanh của Trungnam Group giai đoạn này cũng được cải thiện tốt, với doanh thu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 100% so với cùng kỳ, giúp lợi nhuận ngày càng "bội thu".

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 2021, Trungnam Group hiện có có tổng tài sản hơn 92.568 tỷ đồng, nổi bật nhất là việc bùng nổ doanh thu khi Trungnam Group ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với năm 2019 lên tới 98%.

Thực tế hoạt động kinh doanh hiệu quả này của Trungnam Group cũng được các ngân hàng và các định chế tài chính đánh giá cao và lựa chọn hợp tác. Cụ thể, mới đây, Vietcombank - một trong những ngân hàng kỹ tính nhất ở trong nước hay HSBC - một trong các ngân hàng uy tín toàn cầu đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Trungnam Group để cung cấp các giải pháp tài chính bền vững cho doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo trong tương lai.

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Trungnam Group đã rất chú trọng thực hiện công tác an sinh xã hội, phát triển giáo dục như đầu tư 500 tỷ đồng xây dựng trường học, góp phần cải thiện và nâng tầm đời sống người dân địa phương.
[Emagazine] Trungnam Group: Đón nắng, kéo gió, thỏa giấc mơ xanh
118 MW thuỷ điện; 794 MW điện mặt trời; 698,1 MW điện gió. Những con số công suất năng lượng tái tạo mà Trungnam Group công bố mới đây đã đưa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư