
-
BAOVIET Bank đạt kết quả 6 tháng khả quan nhờ hệ sinh thái dịch vụ toàn diện
-
VIB ra mắt Super Pay và Super Cash - Hai mảnh ghép trong siêu hệ sinh thái tài chính cá nhân hóa
-
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 45.942 tỷ đồng
-
Khẩn trương phối hợp tạm ứng bồi thường khách hàng gặp nạn trên tàu Vịnh Xanh 58
-
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội -
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Yêu cầu báo cáo và bồi thường bảo hiểm kịp thời
![]() |
Làm việc với đoàn chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về ngân hàng số và tài sản mã hóa, tài sản ảo mới đây, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, tuy Việt Nam chưa có quy định pháp luật điều chỉnh việc phát hành, sở hữu, giao dịch tài sản mã hóa, song thực tế, giao dịch tiền mã hóa vẫn diễn ra ngày càng phổ biến.
Theo các khảo sát sơ bộ, tổng giá trị tài sản mã hóa người Việt Nam nắm giữ trong năm 2022, 2023 và 2024 lần lượt là 100 tỷ USD, 120 tỷ USD và 105 tỷ USD. Điều này cho thấy, mặc dù chưa có cơ sở pháp lý, người dân đã và đang sở hữu giao dịch tài sản mã hóa ở quy mô đáng kể.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần đưa ra các khuyến cáo nhằm cảnh báo người dân về rủi ro khi tham gia thị trường tài sản mã hóa, đồng thời khẳng định chưa cấp phép cho bất kỳ tổ chức tín dụng nào cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho các hoạt động tài chính đổi mới sáng tạo (Nghị định số 94/2025/NĐ-CP), song công nghệ blockchain và tài sản mã hóa hiện vẫn chưa được đưa vào phạm vi thử nghiệm.
"Thời gian tới, theo định hướng tại Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, việc phát triển ngân hàng số và nghiên cứu áp dụng tiền kỹ thuật số sẽ là những ưu tiên quan trọng. Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu khung pháp lý thí điểm cho tài sản mã hóa. Trong quá trình đó, Hiệp hội Ngân hàng sẽ cùng các tổ chức tín dụng phối hợp, đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phù hợp, bảo đảm an toàn hệ thống và khuyến khích đổi mới", ông Hùng khẳng định.
Liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền (PCRT), TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi với các quy định nghiêm ngặt hơn. Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện quyết liệt việc giám sát, yêu cầu các tổ chức tín dụng tuân thủ báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ. Các ngân hàng hiện có quyền tạm dừng các giao dịch nghi vấn và phối hợp với cơ quan chức năng khi cần thiết.
Việt Nam hiện nằm trong “vùng xám” theo đánh giá của hệ thống giám sát quốc tế và đang nỗ lực để sớm ra khỏi tình trạng này thông qua việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường phối hợp liên ngành và nâng cao năng lực giám sát tài chính.

-
Loạt khoản nợ xấu giảm giá từ ngàn tỷ xuống trăm tỷ đồng vẫn ế ẩm -
Vàng neo ở mức cao trong phiên đầu tuần -
Khi nguồn cung dồi dào, thị trường vàng sẽ ổn định hơn -
Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng -
Các ngân hàng rầm rộ báo lãi; Cởi trói cho vàng có khiến cầu đầu tư tăng vọt? -
Tín dụng khởi sắc, các nhà băng báo lãi ấn tượng -
Hà Nội triển khai các Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã, phường
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo