-
Sếp Viettel: Nhiều nước Mỹ Latinh và châu Phi mời Viettel đầu tư -
Đăng ký, sử dụng 70.000 tên miền thuộc không gian tên miền mới -
Yêu cầu doanh nghiệp ngăn chặn thông tin lừa đảo, giả mạo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Gần 1 triệu bưu gửi mỗi ngày, VNPost chạy đua giao hàng trước Tết -
Ứng dụng công nghệ để tạo hình linh vật rắn mừng năm mới
Theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet - Các yêu cầu an toàn thông tin cơ bản” (QCVN 135: 2024/BTTTT) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, từ ngày 15/2/2025, các thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet khi được cung cấp ra thị trường sẽ phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản về an toàn thông tin.
Quy chuẩn này áp dụng với tất cả các loại hình camera giám sát sử dụng giao thức Internet - IP Camera được nhập khẩu, sản xuất, phân phối, sử dụng tại Việt Nam. Quy chuẩn QCVN 135: 2024/BTTTT được áp dụng trong thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. Kể từ ngày 1/1/2026, thiết bị IP Camera nhập khẩu và sản xuất trong nước sẽ phải đáp ứng các quy định tại QCVN 135: 2024/BTTTT.
Việt Nam đang có khoảng 16 triệu camera giám sát. |
Với mục tiêu quản lý, tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống IP Camera, bên cạnh các quy định chung, QCVN 135: 2024/BTTTT còn quy định cụ thể 11 nhóm yêu cầu kỹ thuật về khởi tạo mật khẩu duy nhất; quản lý lỗ hổng bảo mật; quản lý cập nhật; lưu trữ các tham số an toàn nhạy cảm; quản lý kênh giao tiếp an toàn; phòng chống tấn công thông qua các giao diện của thiết bị; bảo vệ dữ liệu người sử dụng; khả năng tự khôi phục lại hoạt động bình thường sau sự cố; xóa dữ liệu trên thiết bị camera; bảo vệ dữ liệu trên thiết bị camera.
Năm 2024, Cục An toàn thông tin cho biết, hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát của Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng Internet. Trong số đó có 360.000 camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.
Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát được sử dụng, bằng 1/5 dân số cả nước. Thống kê trung bình mỗi năm nhập khẩu 3,2 triệu, trong đó, Trung Quốc nhập khẩu tỷ lệ 96,3%. Các chủng loại phổ biến là HIKVISION, EZVIZ, Dahua, KBVISION, Imou, Xiaomi…
-
Từ ngày 15/2/2025, camera giám sát phải đảm bảo an toàn thông tin -
Thí điểm Đại lý Dịch vụ công tại Hà Nội -
Hơn 3,4 triệu sản phẩm tiêu thụ trên 5 sàn thương mại điện tử Việt Nam -
Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam từ 5,5 - 8,5 triệu USD/megawatt -
Huawei hé lộ smartphone đột phá sẽ khiến người dùng "đổ xô" mua -
Vietnam Post ra quân đầu năm mới, nhắm đích doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng -
Apple sắp hoàn tất lựa chọn nhà cung cấp cho iPhone màn hình gập
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long