
-
Kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nửa cuối năm
-
CPI bình quân 6 tháng năm 2025 tăng 3,27%
-
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
-
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD
-
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng -
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025
![]() |
Ảnh minh họa |
Xây dựng Đề án
Bộ Công thương đã xây dựng Đề án Nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia để trình Chính phủ, nhằm đảm bảo nguồn cung trong các tình huống. Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương) cho hay, Bộ Công thương đang lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo chi tiết hơn về việc nâng mức dự trữ.
Tại Việt Nam, cơ cấu dự trữ xăng dầu đến từ 3 nguồn: dự trữ trong sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia. Trong đó, dự trữ sản xuất đến từ 2 nhà máy lọc dầu (Nghi Sơn, Bình Sơn). Dự trữ thương mại nằm ở các thương nhân kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân, phân phối.
Theo tính toán, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 khoảng 20,6 triệu m3, bình quân gần 5,2 triệu m3/quý.
Tuy nhiên, thị trường xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động. Nguồn cung trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35 - 40% tổng cung) giảm mạnh công suất, không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết và ký hợp đồng với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Nguồn nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn, khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine.
Nguồn cung thiếu, nhưng lượng dự trữ xăng dầu trong nước lại rất mỏng, hiện chỉ đủ khoảng 5 - 7 ngày tiêu thụ và chỉ được sử dụng trong tình huống khẩn cấp.
Bởi vậy, gia tăng mức dự trữ xăng dầu quốc gia là đòi hỏi cấp thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, nếu không có các giải pháp căn cơ, tăng dự trữ quốc gia, thì trong tương lai, việc đảm bảo cung ứng xăng dầu rất khó khăn.
Bộ Công thương dự tính trình Chính phủ nâng mức dự trữ lên khoảng 1 tháng từ nay đến năm 2025. “Nguồn lực nhà nước có hạn, nên việc nâng dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2025. Giải pháp trước mắt chưa đủ kho, thì thuê thêm kho của các doanh nghiệp và lộ trình tiếp theo sẽ xây dựng kho dự trữ riêng của Nhà nước”, Bộ Công thương tính toán.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tham mưu để nâng lượng dự trữ xăng dầu quốc gia, bởi mức dự trữ hiện không lớn, cần tăng thêm ít nhất hàng chục lần để đảm bảo an ninh năng lượng.
Một số nước như Australia, Mỹ, Nhật Bản... đều dự trữ xăng dầu quốc gia ở mức 90 ngày. Việt Nam cũng đã rất cân nhắc về vấn đề này, nhưng phải cân đối tài chính và nâng dự trữ xăng dầu quốc gia theo từng bước.
Nguồn cung năm 2022 được đảm bảo
Trước tình hình nguồn cung xăng dầu trong nước bị thiếu hụt, từ đầu năm đến nay, Bộ Công thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng cường lượng nhập khẩu, đồng thời phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II/2022 cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhằm bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.
Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đẩy mạnh nhập khẩu, nỗ lực duy trì nguồn cung, nên cơ bản nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước quý I và từ đầu quý II/2022 đến nay được đảm bảo. Dự kiến, nguồn cung xăng dầu trong quý II khoảng 7,2 triệu m3 (gồm sản xuất trong nước 3,2 triệu m3, nhập khẩu khoảng 2,5 triệu m3, tồn kho từ quý I khoảng 1,5 triệu m3).
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “6 tháng đầu năm 2022, chúng ta đã đảm bảo đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân, mặc dù sản xuất trong nước, đặc biệt là ở Nghi Sơn gặp khó khăn và việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài cũng không dễ”.
Được biết, Bộ Công thương đang yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn để có cam kết rõ ràng về khả năng cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước trong quý III và cả năm 2022, báo cáo Bộ Công thương để có kịch bản điều hành và chỉ đạo nhập khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

-
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng -
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025 -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm xử lý tận cùng vấn đề an toàn thực phẩm -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đồng loạt giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower