
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
Chiều 29/12, Hội đồng xét xử Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên án đối với 7 bị cáo trong vụ án liên quan tới các vi phạm tại Học viện Quân y, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị liên quan.
Hội đồng xét xử nhận định, tại tòa, các bị cáo khai nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Lời khai của các bị cáo phù hợp với người làm chứng, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
![]() |
Hội đồng xét xử Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án liên quan tới các vi phạm tại Học viện Quân y, Công ty Việt Á. |
Từ đó, có đủ căn cứ khẳng định, do vụ lợi cá nhân, từ tháng 1/2020, Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thông đồng với Phan Quốc Việt, Chủ tịch Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y để đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài, với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm, sau đó để Công ty Việt Á được cấp phép và sản xuất thương mại trái pháp luật.
Phan Quốc Việt đã gian dối trong làm thủ tục cấp phép bộ sản phẩm kit xét nghiệm tại Bộ Y tế để được cấp phép tạm thời và lưu hành chính thức, trái quy định của pháp luật.
Hành vi gian dối của các bị cáo trong việc tiếp nhận, nghiên cứu, nghiệm thu, quyết toán số tiền Bộ Khoa học và Công nghệ giao Học viện Quân y nghiên cứu đề tài đã gây thiệt hại gần 18,5 tỷ đồng.
Xét tính chất vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm tính đúng đắn của cơ quan, tổ chức, quân đội. Hành vi này cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là vụ án đồng phạm giản đơn. Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Thanh Hùng vì động cơ vụ lợi, khởi xướng, giữ vai trò chính và được Phan Quốc Việt chi 350.000 USD. Phan Quốc Việt là người thực hành tích cực.
Cũng theo Hội đồng xét xử, trong vụ án này, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ gồm: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, quá trình công tác được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen, gia đình có người thân có công với nhà nước, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, các bị cáo phạm tội vì động cơ vụ lợi trong thời kỳ dịch bệnh, do đó, không chấp nhận ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo Hùng, Việt, Sơn để giảm nhẹ cho các bị cáo.
Theo đó, Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt từ 25 năm tù.
Cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân y bị tuyên phạt 12 năm tù; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
![]() |
Các bị cáo bị đưa ra xét xử. |
Cựu Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư, Học viện Quân y bị tuyên phạt từ 7 năm tù; cựu Thiếu tá Ngô Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Tài chính 4 năm tù; cựu Thiếu tá Lê Trường Minh, cựu Trưởng ban Hóa dược, Học viện Quân y 6 năm tù; Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á 6 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Về hình phạt bổ sung, tòa tuyên cấm các bị cáo Trịnh Thanh Hùng, Hồ Anh Sơn, Nguyễn Văn Hiệu, Lê Trường Minh, Ngô Anh Tuấn, Vũ Đình Hiệp đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý 2 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù; riêng bị cáo Phan Quốc Việt là 4 năm, đối với 2 tội danh trên.
Hội đồng xét xử tuyên buộc Công ty TNHH Khoa học Hợp nhất và Công ty Việt Á và Hồ Anh Sơn phải bồi thường, bồi hoàn cho Học viện Quân y là hơn 46 tỷ đồng.
Trong đó, số tiền đã được bồi thường là hơn 10,7 tỷ đồng; còn lại gần 35,5 tỷ đồng Công ty Việt Á phải bồi thường hơn 32,2 tỷ đồng, bị cáo Hồ Anh Sơn hơn 1,6 tỷ đồng; và Công ty Hợp nhất 98 triệu đồng.
Ngoài ra, bị cáo Hồ Anh Sơn còn phải bồi thường 4,28 tỷ đồng để sung ngân sách Nhà nước.
Cùng với đó, cựu Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, cựu Chính ủy Học viện Quân y và cựu Thiếu tướng Hoàng Văn Lương được cho là đã nhận tổng cộng 350 triệu đồng “cảm ơn” từ Công ty Việt Á, thông qua Nguyễn Văn Hiệu.
Tuy nhiên do thời hạn điều tra vụ án đã hết nên Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tách hành vi sai phạm của ông Đỗ Quyết, Hoàng Văn Lương để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ, đánh giá mức độ sai phạm.

-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép