-
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ
Đây là một ca bệnh khó nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt hoàn toàn rất cao. Bệnh nhân Trần T. 26 tuổi, đến từ Nam Định, nhập viện trong tình trạng hai chân yếu, đi lại phải có người dìu (sức cơ 2/5), giảm cảm giác từ vùng rốn xuống hai chân, mất cảm giác hoàn toàn từ ngang đầu gối xuống bàn chân.
Ảnh minh họa. |
Khai thác tiền sử, cách đây nửa tháng hai chân của bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu đột nhiên yếu đi và tê bì sau buổi tập thể dục.
Ban đầu bệnh nhân nghĩ là do tập thể dục nhiều bị mỏi nên chủ quan không đi khám, cho tới 2 tuần sau bắt đầu xuất hiện đau tê buốt nhiều và bại nặng 2 chân, gia đình mới đưa bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Qua thăm khám, bác sỹ cho chụp MRI phát hiện có khối u chèn ép tuỷ, bệnh nhân được nhập viện và lên kế hoạch phẫu thuật sớm.
Ngay sau khi phát hiện ra khối u, TS.Nguyễn Khắc Hiếu, Khoa Ngoại Thần kinh (A7B), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, bác sỹ phụ trách chính cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân cùng ê kíp mổ và gây mê đã thực hiện ca phẫu thuật lấy thành công khối u tuỷ trong ống sống ngực đoạn ngang T6T7 kích thước (1,5 x 2 cm) bằng kỹ thuật vi phẫu.
Cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ, toàn bộ khối u đã được loại bỏ hoàn toàn. Sau phẫu thuật hai chân bệnh nhân phục hồi vận động tốt, cảm giác từ rốn xuống chân trở về bình thường, bệnh nhân đã lấy lại cảm giác từ ngang đầu gối trở xuống. Ngày thứ 5 sau mổ, bệnh nhân đã có thể đi lại nhẹ nhàng.
Sau thời gian điều trị tại Khoa Ngoại Thần kinh A7B, bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và có nhiều chuyển biến tốt, bệnh nhân được xuất viện sau 1 tuần điều trị.
Đây là một ca khó, lâm sàng bệnh diễn biến cấp tính, dễ nhầm với các bệnh lý khác, khối u tuy không lớn nhưng nằm ở vùng tủy ngực là nơi ống sống chật hẹp, chỉ cần một tác động nhỏ khi phẫu thuật cũng có thể gây tổn thương tủy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ liệt hoàn toàn rất cao.
U tuỷ sống là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thường các triệu chứng lâm sàng ban đầu rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp thông thường khác chỉ khi khối u chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh mới gây nên triệu chứng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt và nguy hiểm hơn có thể đe doạ tính mạng.
TS.Nguyễn Khắc Hiếu, Khoa Ngoại Thần kinh (A7B) chia sẻ, người dân khi phát hiện có những triệu chứng đau mỏi vùng cột sống, tê bì hoặc yếu chân tay, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên sâu có đầy đủ phương tiện chẩn đoán để được khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng để lại những biến chứng nặng nề.
Ngoài ra, cần chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân bằng cách nâng cao nhận thức về bệnh, áp dụng lối sống lành mạnh và khám sức khoẻ định kỳ.
-
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ -
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão -
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Nỗ lực cứu chữa người bệnh trong mưa lũ
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh