-
Dự kiến 5 trường hợp học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm học 2025-2026 -
Năm 2025, 100% người dân Hà Nội sẽ dùng sổ sức khỏe điện tử -
Hỗ trợ trợ cộng đồng yếu thế phát triển kinh tế số -
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024: 40 tuổi, quê Nam Định -
Đề xuất giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt
Khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành động lực thúc đẩy
Hội nghị Hiệu trưởng các tổ chức thành viên AUF tại Châu Á - Thái Bình Dương (C2R-AP) - Đại hội toàn thể lần II vừa được diễn ra với gần 90 đại diện của 58 cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu từ 9 quốc gia đã tham dự.
Tại đó Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh Khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành động lực thúc đẩy sự đổi mới mọi lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục đại học và quản trị nghiên cứu.
Thứ trưởng cho biết trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang mang lại những thay đổi lớn lao trong mọi lĩnh vực, giáo dục và đào tạo không chỉ đóng vai trò là nền tảng của sự phát triển bền vững mà còn là chìa khóa để hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh Ứng dụng AI trong quản trị đại học giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý. Ảnh: Quốc Hải |
Đặc biệt, đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - nơi có sự phát triển đa dạng và tiềm năng to lớn – sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục là điều cần thiết hơn bao giờ hết.
“Chính phủ Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hàng loạt Nghị quyết và đề án quan trọng” - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, những chính sách này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển mà còn định hướng cho giáo dục và đào tạo chuyển mình để bắt kịp xu hướng toàn cầu. Đặc biệt, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cũng đang rất quyết liệt, thể hiện sự cam kết cao độ trong việc thực hiện các nhiệm vụ này.
Các trường đại học đã tích cực triển khai các chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ số và hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo.
Những nỗ lực này nhằm đảm bảo rằng sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức lý thuyết mà còn có kỹ năng và tư duy sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
"Có thể thấy, Khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự đổi mới trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục đại học và quản trị nghiên cứu.
Ứng dụng AI trong quản trị đại học
Ứng dụng Ai không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý, mà còn tạo điều kiện cho việc phân tích dữ liệu và đưa ra những quyết định chiến lược dựa trên thông tin chính xác.
Việc ứng dụng AI trong quản trị đại học không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý, mà còn tạo điều kiện cho việc phân tích dữ liệu và đưa ra những quyết định chiến lược dựa trên thông tin chính xác.
Đồng thời, AI còn mở ra cơ hội lớn trong nghiên cứu khoa học, giúp tăng cường khả năng phân tích và khám phá, từ đó nâng cao vị thế nghiên cứu của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Bộ GD&ĐT Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng AUF và các trường đại học trong việc thúc đẩy môi trường giáo dục chất lượng, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triển của khu vực.
Ứng dụng Ai không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý, mà còn tạo điều kiện cho việc phân tích dữ liệu và đưa ra những quyết định chiến lược dựa trên thông tin chính xác. |
Đồng thời sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp ngày càng trở nên thiết yếu. Để đào tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp.
Sự hợp tác này theo Thứ trưởng không chỉ giúp sinh viên có cơ hội thực hành và phát triển kỹ năng, mà còn tạo ra môi trường để nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ học thuật sang ứng dụng thực tiễn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nền kinh tế tri thức trong khu vực.
Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) thành lập vào năm 1961 tại Montréal (Canada), AUF là tổ chức đa phương hỗ trợ hợp tác và đoàn kết giữa các tổ chức đại học sử dụng ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp, đặc biệt chú trọng đến các nước pháp ngữ châu Phi, các nước Ả Rập, châu Á Thái Bình Dương, Trung Âu và Đông Âu và vùng Caribê.
AUF có hơn 779 thành viên bao gồm các trường đại học công và đại học tư, các viện đào tạo đại học, mạng lưới các cơ sở và mạng lưới điều hành liên quan đến đời sống đại học.
Hằng năm, AUF cấp hơn 2.000 học bổng giúp thúc đẩy trao đổi trong lĩnh vực học thuật giữa các đại học thành viên. Kinh phí hoạt động hằng năm của Cơ quan lên tới hơn 40 triệu euro có được từ sự đóng góp của các nước trong Khối Pháp ngữ.
Mục tiêu của AUF là nhằm thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác giữa các thành viên trong các lĩnh vực:
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác về mặt nghiên cứu khoa học
- Tạo ra những nhân tố phát triển cho tương lai
- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và
- Chia sẻ chuyên môn
-
Ứng dụng AI trong quản trị đại học giúp tối ưu hóa các quy trình quản lý -
Hỗ trợ trợ cộng đồng yếu thế phát triển kinh tế số -
Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD -
Ra mắt nền tảng FSEL, học ngoại ngữ tương tác cùng AI -
Nhiều trường đại học tại TP.HCM bỏ chỉ tiêu xét tuyển điểm học bạ -
Công bố 615 giáo sư, phó giáo sư năm 2024 -
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024: 40 tuổi, quê Nam Định
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang
- Marriott International sẽ mang đến nhiều điểm lưu trú thú vị tại Việt Nam
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum