-
Bệnh nhân hơn 80 tuổi phục hồi kỳ diệu sau ca đại phẫu tim mạch phức tạp -
Tin mới y tế ngày 18/12: Điều trị miễn phí cho trẻ mắc dị tật bẩm sinh -
Tác động tiêu cực của thuốc lá thế hệ mới với môi trường -
Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ -
Cắt giảm hơn 50% dòng hàng thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước trước khi thông quan -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
Theo đó bé trai 15 tuổi vào viện khám vì đau bụng, gia đình bàng hoàng đau đớn khi bác sĩ thông báo em mắc ung thư đại trực tràng.
Các chuyên gia y tế lo ngại về vấn nạn trẻ hóa ung thư hiện nay. |
Theo Tổ chức Ung thư thế giới GLOBOCAN 2020, trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về số ca mới mắc trong tất cả các ung thư ở cả 2 giới với gần 2 triệu ca, và đứng thứ 2 về số ca tử vong với khoảng hơn 900.000 ca.
Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cao, năm 2020, số ca nới mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 ở cả 2 giới chiếm 9% tổng số ca mới mắc các bệnh ung thư và 6,7% ca tử vong.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại trực tràng ở người bệnh trẻ tuổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn và có tiên lượng xấu hơn so với nhóm người bệnh lớn tuổi.
Hiện nay, theo các khuyến cáo trên thế giới, mốc bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng thường được khuyến cáo ở tuổi 45.
Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà có thể gặp ở cả thanh thiếu niên.
Bởi vây, với những đối tượng nguy cơ cao như: tiền sử gia đình người mắc ung thư đại trực tràng, mắc các hội chứng di truyền liên quan đến ung thư đại trực tràng như hội chứng Lynch, hội chứng đa polyp tuyến gia đình...
Hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ đi ngoài phân nhầy máu, thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài) thì nên đi khám sàng lọc bệnh sớm.
Cách phòng ngừa ung thư đại tràng theo chuyên gia là người dân thường xuyên kiểm tra đại trực tràng. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển.
Đồng thời cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tránh ăn nhiều thịt, dầu mỡ, thức ăn chiên nướng, ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây), hạn chế thức uống có cồn, thuốc lá.
Thường xuyên tập luyện tăng cường sức khỏe. Khi có các biểu hiện nghi ngờ ung thư đại tràng hay có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ kể trên thì nên đi khám bệnh tiến hành sàng lọc, tầm soát ung thư đại tràng càng sớm càng tốt...
Theo một khảo sát gần đây thì 64% người Việt Nam tin rằng chế độ ăn là yếu tố gây ung thư, ngược lại, chỉ có 39% người Úc tin vào điều này. Vậy có các bằng chứng khoa học nào đã chứng minh mối liên quan này.
Đối với ung thư đại trực tràng, chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể chất nhiều đã được chứng minh là các yếu tố giúp làm giảm tần xuất mắc bệnh.
Các loại thức ăn như cá, axit béo chưa bão hoà (dầu ô lưu, dầu hạt cải, Omega-3), sữa, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, tỏi, rau không chứa tinh bột, rau họ cải giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Ngược lại, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt đã qua xử lý (thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích…), hút thuốc lá, uống nhiều rượu, thiếu vitamin D, ít vận động, ăn ít rau và trái cây, và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao làm tăng khả năng mắc ung thư đại trực tràng.
Và khi đã bị mắc ung thư đại trực tràng thì 7 loại thực phẩm sau đây cần tránh và không nên được sử dụng: Thức ăn có độ đường cao (kẹo ngọt, nước ngọt..), thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa (thịt cừu, bơ, snack …), đồ chiên rán, đồ uống có ga, cà phê, rượu, thịt đã qua xử lý.
Một báo cáo từ dự án cập nhật liên tục (CUP) của Hoa kỳ xác định việc duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường hoạt động thể chất (thông qua giải trí, nghề nghiệp và đi lại) và chế độ ăn uống điều độ có liên quan chặt chẽ đến giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
CUP khuyến cáo nên dùng thức ăn từ tự nhiên hơn là các thực phẩm chức năng, đặc biệt là thiếu vitamin D có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Một nhóm lớn các chuyên gia quốc tế đã thực hiện nghiên cứu tổng hợp (IARC) từ 800 các nghiên cứu dịch tễ về mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua xử lý. IARC đã xác định rằng thịt đỏ và thịt đã qua xử lý là tác nhân sinh ung thư đại trực tràng.
-
Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ -
Cắt giảm hơn 50% dòng hàng thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước trước khi thông quan -
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm bùng phát trong mùa Đông - Xuân -
Dịch bệnh mới nổi và tái nổi: Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa -
Tin mới y tế ngày 17/12: Cảnh báo ngộ độc khí CO trong mùa đông -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Kiểm tra đột xuất các trung tâm y tế chi bảo hiểm y tế cao bất thường
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority