-
Đồng Tháp lập Tổ kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công năm 2024 -
Ninh Thuận tăng chiều dài, giảm vốn đầu tư dự án đường nối cao tốc với cảng biển -
Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu -
Dự án Cảng cá Tịnh Hòa giải ngân “nhỏ giọt”, Quảng Ngãi yêu cầu làm rõ trách nhiệm -
Gần hết năm 2024, Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên mới giải ngân được 21,5% vốn -
Ninh Thuận mời chuyên gia, nhà đầu tư tìm điểm nghẽn, “hiến kế” giúp địa phương phát triển
Ảnh minh họa. |
Đề nghị này được đưa ra tại báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, vừa hoàn thành ngày 12/11.
Theo nghị trình, sáng 13/11 Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Dự án).
Báo cáo thẩm tra nêu rõ, Dự án đáp ứng các tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công. Cụ thể, sơ bộ tổng mức đầu tư (TMĐT) Dự án 1.713.548 tỷ đồng (trên 10.000 tỷ đồng). Dự án cần chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng 242,9 ha (trên 50 ha), rừng phòng hộ 652,6 ha (trên 500 ha), rừng sản xuất 1.671,3 ha (trên 1.000 ha). Dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên 3.102 ha (trên 500 ha).
Chính phủ cũng đề xuất áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho Dự án và cần được Quốc hội quyết định (19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt). Do đó, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án là phù hợp với quy định của pháp luật.
Về phạm vi, quy mô đầu tư và hướng tuyến, Chính phủ đề xuất phạm vi đầu tư Dự án với điểm đầu tại thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm); tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km. Phạm vi, quy mô đầu tư của Dự án cơ bản phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do đó cơ quan thẩm tra cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.
Ủy ban Kinh tế đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống giao thông khác; mạng lưới đường sắt trong khu vực, quốc tế và lợi ích của việc đồng thời nâng cấp đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa, khách du lịch.
Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn các phương án so sánh với hướng tuyến theo đề xuất của Chính phủ, đồng thời thuyết minh kỹ lưỡng hướng tuyến theo nguyên tắc “thẳng nhất có thể”, nhất là đoạn đi qua tỉnh Nam Định, để bảo đảm hiệu quả cho Dự án - báo cáo thẩm tra phản ánh.
Tán thành đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công, song Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ một số vấn đề về hiệu quả của dự án.
Cụ thể, theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án khả thi về mặt kinh tế. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, Dự án được đặt trong tình hình rất lạc quan về tốc độ tăng trưởng, nhưng trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến động khó lường, cần đặt ra những kịch bản khác nhau để có cơ sở xem xét, quyết định.
Còn theo Kiểm toán nhà nước, với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0, thương mại điện tử dựa trên nền tảng chuyển đổi số đang có tốc độ phát triển rất cao, theo đó hiện tại và trong tương lai gần, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thể thực hiện phần lớn các hoạt động giao dịch thương mại, ký kết thỏa thuận, hợp đồng, đàm phán, đối thoại… trên các nền tảng kỹ thuật số dẫn đến giảm nhu cầu di chuyển, gặp gỡ trực tiếp. Do vậy đề nghị cần rà soát, tính toán thận trọng hơn, đồng thời phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện giải pháp phù hợp.
Về hiệu quả tài chính, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán dự báo về nhu cầu vận tải của Dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng Dự án.
Báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng, doanh thu và tăng trưởng doanh thu đang dự báo cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của Dự án và khả năng NSNN phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến đường sắt tốc độ cao.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc Dự án đưa vào khai thác với lợi thế về thời gian, giá vé và các ưu thế khác mà phương thức vận tải này mang lại sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chặng bay quãng ngắn (như Hà Nội - Vinh, Hồ Chí Minh - Nha Trang…), do đó sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển của các cảng hàng không trong tương lai, vì vậy đề nghị cần tiếp tục rà soát các quy hoạch của 5 phương thức vận tải để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra, đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác các tuyến đường sắt cao tốc; tính toán kỹ lưỡng phương án cải tạo tuyến đường sắt hiện hữu để bảo đảm khai thác hai tuyến đường sắt hiện quả, hợp lý, theo báo cáo thẩm tra.
-
Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu -
Dự án Cảng cá Tịnh Hòa giải ngân “nhỏ giọt”, Quảng Ngãi yêu cầu làm rõ trách nhiệm -
Gần hết năm 2024, Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên mới giải ngân được 21,5% vốn -
Ninh Thuận mời chuyên gia, nhà đầu tư tìm điểm nghẽn, “hiến kế” giúp địa phương phát triển
-
Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao -
Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 -
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội -
TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang