-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Trong hành trình Petrovietnam vượt qua khó khăn có sự đồng hành, hỗ trợ quan trọng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp |
Cùng Petrovietnam vượt qua khủng hoảng kép
Đồng hành cùng Petrovietnam trong hành trình phục hồi và tăng trưởng là vai trò lãnh đạo, quản lý, hỗ trợ quan trọng, trực tiếp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC).
Ngày 29/9/2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra đời, thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc. Trong đó, với vai trò, trách nhiệm của mình, Ủy ban đã ban hành các văn bản chỉ đạo Petrovietnam xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm, gắn với chiến lược phát triển ngành dầu khí.
Trong 5 năm qua, ngành dầu khí đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách đến từ giá dầu thô liên tiếp giảm sâu và giữ ở mức thấp kéo dài nhiều năm, tình hình biển Đông phức tạp, cạnh tranh thương mại, biến đổi khí hậu; công tác quản lý nhà nước về dầu khí, các chính sách phục vụ phát triển bền vững của ngành còn nhiều bất cập. Tiếp sau đó là đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Rồi chiến tranh Nga - Ukraine dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, giá năng lượng biến động mạnh, trồi sụt bất thường, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cũng như suy giảm kinh tế toàn cầu nói chung…
Có thể nói, đây là giai đoạn biến động, khó khăn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của Petrovietnam khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề, suy giảm, dẫn đến khủng hoảng nhân lực, khủng hoảng niềm tin trong đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Trong điều kiện thuận lợi bình thường, người lao động ngành dầu khí luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thì trong hoàn cảnh bất thường, đầy khó khăn, người dầu khí càng thể hiện tinh thần đoàn kết, bản lĩnh cũng như ý chí, nghị lực của mình. Cùng với sự hỗ trợ tích cực của các bộ/ban/ngành Trung ương và các địa phương liên quan, đặc biệt, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn đã từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tại các dự án đầu tư trọng điểm. Petrovietnam không những vững vàng vượt qua thách thức, mà còn đạt được những kết quả ấn tượng, phục hồi và tăng trưởng ngay trong “khủng hoảng kép”, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước; bảo toàn, phát triển vốn; góp phần bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô và xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Trong suốt khoảng thời gian đầy khó khăn ấy, Petrovietnam vẫn duy trì đóng góp quan trọng cho ngân sách. Cụ thể, năm 2018 đạt 121.269 tỷ đồng, năm 2019 đạt 108.039 tỷ đồng. Đặc biệt, giai đoạn 2020 - 2022 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, giá dầu giảm mạnh, có thời điểm xuống mức âm, nhiều tập đoàn, công ty dầu khí quốc tế thua lỗ, phải cắt giảm nhân sự, thậm chí phá sản, thì Petrovietnam vẫn giữ vững được nhịp độ sản xuất, kinh doanh, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn giai đoạn 2020-2022 đạt 366.100 tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch được giao, đạt mức tăng trưởng 36-52%/năm.
Thực hiện bảo toàn và phát triển vốn theo quy định, tại thời điểm 31/12/2022, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Petrovietnam là 2,97 lần, hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 3,66 lần, cho thấy Công ty mẹ - Tập đoàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, đảm bảo an toàn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.
Đặc biệt, năm 2022 vừa qua, Petrovietnam đã dẫn đầu trong số 19 tập đoàn/tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về các chỉ tiêu tài chính khi đạt kỷ lục về tổng doanh thu trong 61 năm qua, với 931.200 tỷ đồng.
Cán bộ, công nhân viên Petrovietnam luôn năng động, dám nghĩ dám làm |
Điểm tựa để doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Petrovietnam tiếp tục được ghi nhận có nhiều đóng góp quan trọng trong thành công chung của Ủy ban với tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 420.100 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 24.700 tỷ đồng, vượt 50% kế hoạch. Nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn) ước đạt hơn 66.000 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch. Petrovietnam cũng là một trong 10 tập đoàn/tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022.
Cùng với đó, các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đặc biệt, vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thể hiện rõ nét trong thành quả của Petrovietnam trong công tác đầu tư xây dựng. Hàng năm, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có các buổi làm việc định kỳ với lãnh đạo Petrovietnam, trực tiếp kiểm tra hoạt động tại các công trình, dự án trọng điểm của ngành dầu khí như: Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Cụm khí - điện - đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất…
Qua làm việc, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những trao đổi, tháo gỡ trực tiếp các vấn đề khó khăn để thúc đẩy tiến độ các dự án, cũng như định hướng cho hoạt động của các đơn vị. Với nhiệm vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã hỗ trợ Petrovietnam tìm giải pháp, đưa các dự án chậm tiến độ ra khỏi “danh sách”. Công tác xử lý các tồn tại ở 5 dự án/doanh nghiệp yếu kém, với quyết tâm cao nhất mang lại những chuyển biến tích cực.
Một số dự án trọng điểm của Petrovietnam được đẩy nhanh tiến độ, là điểm sáng trong 6 tháng đầu năm 2023 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như: hoàn thành đầu tư và vận hành với công suất cao Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 từ ngày 27/4/2023; thử vỉa thành công và cho kết quả tốt giếng khoan thẩm lượng Đại Hùng Nam - 4X; chuỗi dự án Lô B đã đánh giá hồ sơ chào thầu phần kỹ thuật EPC, các gói thầu khác đang triển khai tích cực để chào thầu đồng bộ với tiến độ dự án. Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, hiện chủ đầu tư là Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BRS) đang sớm hoàn thành đấu thầu lập FS. Dự án LNG Thị Vải đã cơ bản hoàn thành; Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3,4 đã hoàn thành thi công san lấp mặt bằng nhà máy, hợp đồng EPC đang được thực hiện theo tiến độ đã ký.
Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, những thành tích vượt khó của Petrovietnam đạt được, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động trong toàn ngành, còn có sự quan tâm, đồng hành, sát sao trong chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Có thể nói, Ủy ban chính là điểm tựa để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Làm việc với lãnh đạo Petrovietnam, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã khẳng định, Petrovietnam là doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ vốn lớn nhất trong Ủy ban cũng như giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế đất nước. Để đảm bảo cho Petrovietnam hoạt động hiệu quả, thể hiện đúng vị trí quan trọng của mình, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành cùng Petrovietnam tập trung, quyết liệt xử lý những vướng mắc.
Đây cũng chính là cơ sở để Petrovietnam vững tin, nỗ lực cố gắng hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao phó, tiếp tục có đóng góp quan trọng trong thành công chung của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025