-
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, với hiệu lực từ trên 60 đến 95%, vắc-xin là một vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19 |
“Vũ khí” vắc-xin
Hiện chưa thể dự đoán chính xác thời điểm đại dịch Covid-19 sẽ biến mất, các nước phát triển nhất như Mỹ, châu Âu cũng dựa vào chiến lược vắc-xin để phục hồi nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong bối cảnh cả thế giới đối mặt với dịch bệnh, vắc-xin đã trở thành “vũ khí” để các nước xoay chuyển tình thế và đạt miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh, mở cửa và phát triển kinh tế.
- Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC (thuộc Công ty cổ phần Vắc-xin Việt Nam)
Tại Việt Nam, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, nếu không có vắc-xin, sẽ không thể tạo được miễn dịch cộng đồng, rất khó có được trạng thái bình thường mới bền vững. Ngược lại, khi có vắc-xin, đạt đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng, chúng ta sẽ không còn lo các đợt dịch tái diễn và dù còn đối diện gian khó, song các doanh nghiệp và nền kinh tế có điểm tựa để hồi phục.
Dẫn lại thực tế khó khăn mà Bắc Giang, Bắc Ninh đang trải qua khi Covid-19 tấn công vào các khu công nghiệp, khiến hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cần phải chặt đứt các chuỗi lây nhiễm vào các khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phố có lượng lớn nhà máy, xí nghiệp như Bình Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc bằng chiến lược vắc-xin.
Các chuyên gia cũng lo ngại tốc độ triển khai tiêm vắc-xin ở nước ta còn quá chậm, hiện mới chỉ tiêm cho khoảng 2% dân số, còn xa so với kỳ vọng đạt được 70% dân số trong năm nay. Thực tế này đòi hỏi nỗ lực của ngành y tế trong việc phân bổ, điều phối vắc-xin, triển khai tiêm nhanh chóng và an toàn.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu ý kiến, việc tăng tốc tiêm chủng cần phải được ngành y tế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh do càng để lâu, dịch càng khó kiểm soát, gây đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam.
Ở góc độ y tế, theo phân tích của GS-TS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin lớn hơn rất nhiều những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tiêm hoặc sau tiêm. Thử hình dung, nếu không có vắc-xin, các biện pháp dập dịch mà chúng ta đang triển khai chỉ có thể giải quyết phần ngọn của vấn đề, dập được lần này, thì lần khác sớm muộn gì cũng sẽ tới và với mức độ khủng khiếp hơn.
“Tổ chức Y tế thế giới đã nhiều lần khẳng định vai trò của vắc-xin trong việc giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong khi mắc bệnh. Tuy nhiên, không có vắc-xin nào có hiệu lực 100%, nghĩa là sau tiêm chủng, vẫn còn một tỷ lệ nhất định các trường hợp có thể bị mắc bệnh”, GS-TS. Nguyễn Văn Kính nêu.
Chuyên gia đầu ngành dịch tễ cũng cho rằng, hiệu quả của vắc-xin nằm ở chỗ, nếu mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ và không để lại biến chứng, di chứng nặng nề. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng trên 70%, thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ hiệu quả cộng đồng trước các tác nhân gây bệnh. Các vắc-xin phòng Covid-19 hiện nay trên thế giới đều có hiệu lực từ trên 60 đến 95%.
Không chủ quan ngay cả sau tiêm vắc-xin
Nếu ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19, nhiều người còn băn khoăn hay nghi ngờ về giải pháp tiêm vắc-xin nhằm bao phủ miễn dịch cộng đồng, thì sau khi chứng kiến thảm cảnh ở Ấn Độ hay ở trong nước, dịch tấn công vào các khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất - kinh doanh, hàng ngàn lao động mất việc tạm thời, ảnh hưởng đến sinh kế, thì hoài nghi ấy đã không còn.
Bên cạnh đó, sau khi Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) khẳng định, vắc-xin Covid-19 của Astra Zeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể Delta (còn được biết đến là biến thể Ấn Độ), niềm tin với vắc-xin càng được củng cố. Mọi người đều quan tâm tới vắc-xin và tự hỏi, khi nào mình được tiêm.
Quan tâm đồng nghĩa với kỳ vọng và yêu cầu cao. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng luôn được ngành y tế xem là ưu tiên hàng đầu. Cơ quan này sẽ đảm bảo cao nhất an toàn về sức khỏe và tính mạng cho người dân bằng mục tiêu “Tiêm tới đâu an toàn tới đó”.
Ngoài ra, với đề xuất của nhiều chuyên gia cũng như mong mỏi của người dân về việc tăng nhanh tốc độ tiêm vắc-xin, theo ông Long, ngoài các điểm tiêm chủng đã triển khai, sắp tới, Bộ sẽ thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô lớn. Tại nhiều tỉnh, thành phố, sẽ tổ chức các bộ phận tiêm chủng lưu động ở các nhà máy, trường học và một số khu vực khác. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, với sự tham gia của tất cả các bộ, ban, ngành và đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông - Vận tải
Ở một góc nhìn khác, ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng khuyến cáo, sau khi đạt mục tiêu tiêm chủng, các cơ quan quản lý và người dân không được chủ quan. Để phòng chống và kiểm soát dịch, ngoài vắc-xin, còn có quy tắc 5K cộng với nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành trong quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp cũng cần chủ động tích cực và tăng cường khả năng thích ứng với đại dịch trong giai đoạn tới.
-
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu