
-
Xuất khẩu của khu vực FDI bật tăng mạnh mẽ
-
Để xuất khẩu trái cây gia nhập nhóm hàng tỷ USD: Doanh nghiệp không thể đi một mình
-
Liên kết vùng trồng, mở lối tiêu thụ cho nông sản Hà Nội
-
NuVi Sữa chua tiệt trùng phô mai vị Hokkaido Cheese - dinh dưỡng tiện lợi cho bé mỗi ngày
-
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Doanh nghiệp cần trợ lực để bảo vệ chuỗi giá trị ngành dừa
Sáng ngày 9/6/2025, lô hàng gồm 120.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Indonesia và dự kiến đến tay đơn vị nhập khẩu cùng ngày.
Đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, với tên gọi AVAC ASF LIVE, được Bộ Nông nghiệp Indonesia phê duyệt sử dụng theo Quyết định số 3693/KPTS/PK.350/FI.04/2025 ngày 23/4/2025.
![]() |
Vaccine AVAC ASF LIVE xuất khẩu sang Indonesia có phần vỏ hộp in thông tin bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt, đi kèm quyết định cho phép nhập khẩu từ Indonesia và tem chống hàng giả. Ảnh: Nhung Bùi. |
Được biết, Indonesia trở thành quốc gia thứ ba, sau Việt Nam và Philippines, chính thức cho phép lưu hành vaccine AVAC ASF LIVE. Loại vaccine này được cấp phép lưu hành có kiểm soát tại Việt Nam vào tháng 7/2022, sau đó được lưu hành rộng rãi và xuất khẩu từ ngày 24/7/2023. Đây cũng là vaccine dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được Chính phủ cho phép thương mại toàn quốc và xuất khẩu.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, AVAC đã cung ứng hơn 3,5 triệu liều vắc-xin AVAC ASF LIVE ra thị trường. Trong đó, khoảng 3 triệu liều được sử dụng tại Việt Nam, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng. Gần 500.000 liều đã được xuất khẩu sang Philippines và Nigeria, nhận được phản hồi tích cực từ các thị trường này.
Hiện tại, sản phẩm đang trong quá trình đăng ký tại nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Malaysia, Nepal, Myanmar và một số thị trường tiềm năng khác.
Để đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế, AVAC duy trì dự trữ khoảng 1,5 triệu liều, sẵn sàng cung ứng trong các tình huống khẩn cấp.
![]() |
Sản phẩm được kiểm tra cẩn thận trước khi lên đường sang Indonesia. Ảnh: Nhung Bùi. |
Tại Việt Nam, vaccine AVAC ASF LIVE đã được triển khai tiêm phòng diện rộng trên đàn lợn thịt tại nhiều địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Trà Vinh… với sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Kết quả thực tiễn cho thấy vaccine mang lại hiệu quả rõ rệt, đảm bảo an toàn cao và không ghi nhận trường hợp tái phát dịch sau khi tiêm.
"Chúng tôi tự tin rằng AVAC ASF LIVE là loại vaccine có hiệu quả tốt nhất hiện nay. Với hơn hai năm sử dụng tại Việt Nam cùng với dữ liệu từ Philippines và Indonesia, chúng tôi đang sở hữu nguồn dữ liệu thực tiễn nhiều nhất thế giới, tạo lợi thế lớn trong cạnh tranh và xây dựng thương hiệu vaccine Việt Nam trên trường quốc tế", ông Nguyễn Văn Điệp khẳng định.
Tuy nhiên, ông cho rằng có một số nguyên nhân khiến vaccine chưa được tiêm rộng rãi trên khắp cả nước, như tâm lý người dân còn e ngại vaccine do doanh nghiệp nội sản xuất; sự xuất hiện của các loại vaccine không rõ nguồn gốc; giá vaccine cao; Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) còn chưa có tiêu chuẩn về vaccine dịch tả lợn châu Phi...
Đại diện AVAC cũng kiến nghị cơ quan quản lý hỗ trợ đẩy nhanh quy trình đánh giá vaccine, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm công nghệ cao do doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
"Cạnh tranh trong lĩnh vực vaccine không chỉ là sản phẩm, mà còn là cuộc đua về công nghệ và con người. Chỉ khi có đội ngũ trình độ cao, chúng ta mới có thể tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, đóng góp cho ngành chăn nuôi trong nước và khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ sinh học thế giới", ông Điệp nói thêm.
Theo ông Lê Toàn Thắng, Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), hiện nay, Việt Nam có 12 công ty sản xuất vaccine thú y, với hơn 200 loại. Về cơ bản, các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trong nước và đang hướng tới xuất khẩu.
Riêng vaccine AVAC ASF LIVE đã được thẩm định kỹ lưỡng qua các bước đăng ký lưu hành, đánh giá kiểm nghiệm và khảo nghiệm tại Việt Nam, khẳng định hiệu quả rõ rệt trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. “Việc Indonesia nhập khẩu vaccine của Việt Nam là cơ hội để khẳng định vị thế vaccine thú y Việt Nam trên bản đồ quốc tế”, ông Lê Toàn Thắng nhấn mạnh.
Vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE được dùng cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, khỏe mạnh; không dùng cho các cá thể đã nhiễm bệnh hoặc ủ bệnh; cũng như các cá thể đã tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi của bên khác.
Về vùng dịch tễ, vaccine áp dụng cho cả vùng an toàn và tiêm thẳng vào vùng có dịch.
Hiện tại, sản phẩm đang được tiếp tục đánh giá để sử dụng chính thức cho lợn giống (lợn nái và lợn đực giống), mở ra tiềm năng bảo vệ toàn diện cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam.

-
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Doanh nghiệp cần trợ lực để bảo vệ chuỗi giá trị ngành dừa -
Dòng chảy xuất nhập khẩu vẫn sôi động -
200 đơn vị dự hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu 2025 -
Ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực -
Chặn hàng hóa mượn danh Việt Nam để xuất khẩu -
Doanh nghiệp ngoại tìm kiếm cơ hội tại thị trường y dược tỷ USD Việt Nam
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín