-
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng -
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
Muôn kiểu ngộ độc
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu trung ương, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ (40 tuổi), bị ung thư tuyến giáp và đã phẫu thuật cách đây 1 năm, chưa phát hiện bệnh khác, chưa từng bị dị ứng thức ăn hay thuốc. Bệnh nhân nhập viện với các vết thâm hoại tử trên da. Khi khởi phát, bệnh nhân thấy xuất hiện các vết đỏ, ngứa nhiều ở hai lòng bàn tay. Sau 3 ngày, thương tổn tiến triển thành mụn nước, bọng nước nông, dễ vỡ.
Theo thời gian, các thương tổn tương tự xuất hiện thêm ở hai lòng bàn chân, thân mình, tay, chân; hoại tử da lan rộng. Các niêm mạc không có thương tổn. Bệnh nhân đau rát nhiều. Khám thấy bệnh nhân tỉnh táo, sốt cao, thay đổi mạch, huyết áp; xét nghiệm có tăng nhẹ men gan, rối loạn chức năng gan…
Khai thác tiền sử cho thấy, 1 tháng trước khi vào viện, bệnh nhân có uống thuốc đông y để nâng cao sức khỏe. Sau khi uống thuốc được 3 tuần, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như trên. Bệnh nhân được chẩn đoán hoại tử thượng bì nhiễm độc và được điều trị tích cực, dùng các thuốc đặc hiệu kèm chăm sóc hỗ trợ. Sau 10 ngày điều trị, thương tổn da khô, bắt đầu tái tạo thượng bì, không có bọng nước mới.
Một trường hợp khác, bệnh nhân nữ (55 tuổi) nhập viện Bệnh viện Da liễu trung ương vì các vết thâm hoại tử và vết trợt da. Các xét nghiệm của bệnh nhân có hạ bạch cầu và tăng men gan.
Người bệnh cho biết, trước khi bị bệnh 2 tháng, có uống thuốc nam điều trị đau khớp, sau đó có uống thuốc nam (dạng sắc) điều trị viêm dạ dày trong 3 tuần.
Một năm trước, bệnh nhân X. (sống tại Hà Nội) phát hiện có khối u tại vú phải, đi khám tại Bệnh viện K được chẩn đoán Carcinoma tuyến vú thể tiểu thùy xâm nhập, bác sĩ chỉ định nhập viện phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân không điều trị, tự về uống thuốc nam, đắp thuốc lá.
Đến đầu năm 2023, khối u tăng kích thước, sùi loét, hoại tử, bệnh nhân mới đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội và được chỉ định nhập viện điều trị chăm sóc giảm nhẹ.
Lúc này, u vú phải có kích thước lên đến 20 - 25 cm, bệnh nhân bị loét da, chảy dịch, thâm nhiễm tổ chức da và cơ ngực lớn, hạch hố nách phải gồm nhiều hạch dính thành chùm, bác sĩ kết luận ung thư vú phải giai đoạn IIIC. Bệnh nhân gầy mòn, suy kiệt phải truyền máu và kết hợp xạ trị, hóa chất điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng trước khi tiến hành phẫu thuật.
Không lạm dụng mù quáng
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng Khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu trung ương), những trường hợp nêu trên đều do thuốc nam gây dị ứng. Đây là những phản ứng nặng, thường do thuốc, có biểu hiện ở da, niêm mạc, tuy ít gặp, nhưng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.
Đáng báo động là ở nước ta, các bệnh nhân thường dùng thuốc không kê đơn, dùng nhiều loại thuốc và dùng các thuốc đông y, dân gian không rõ thành phần, khiến việc xác định thuốc gây dị ứng gặp khó khăn. Mặt khác, thời gian từ khi dùng thuốc tới khi khởi phát có thể kéo dài từ vài ngày tới 2 tháng. Nhiều bệnh nhân không nhớ rõ các thuốc họ đã dùng.
Còn với các ca nhập viện thời gian qua tại Bệnh viện Bạch Mai, TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, nhiều bệnh nhân nhập viện là do sử dụng thuốc nam có chứa phenformin. Đây là loại thuốc chữa đái tháo đường cũ, vì độc tính rất cao, gây tử vong cho nhiều người nên, thế giới đã thu hồi và cấm sử dụng từ những năm 1970. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhiều người đã trộn loại chất bị cấm này vào trong các thuốc chữa đái tháo đường dởm, mạo danh các thuốc y học cổ truyền, thuốc nam, thực phẩm chức năng để bán ra thị trường gây ra ngộ độc.
Đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân ung thư, TS. Vũ Kiên, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội nhấn mạnh, trên thực tế, đã có khá nhiều trường hợp dù đã phát hiện ra bệnh, nhưng lại bỏ lỡ cơ hội điều trị, rút ngắn thời gian sống. Hơn nữa, việc mù quáng tin tưởng vào các phương pháp chưa được khoa học chứng minh không chỉ gây tốn kém, lãng phí tiền bạc, mà còn có thể gây hại đến sức khỏe, làm bệnh tình thêm nguy hiểm và tiến triển xấu đi. Bác sĩ khuyến cáo, người dân nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn sớm.
-
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng -
Tin mới y tế ngày 24/11: Cấp mới, gia hạn gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc -
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
-
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Gánh nặng bệnh lý gan tại Việt Nam và khuyến cáo của chuyên gia y tế hàng đầu -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị