
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
Vàng giảm sau khi dữ liệu chỉ số giá sản xuất mạnh mẽ và khả năng về một đợt tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới.
![]() |
Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 1/2023 của Mỹ được công bố hôm qua (16/2), một thước đo lạm phát khác, tăng 0,7% so với tháng trước đó, cao hơn so với dự báo tăng 0,4% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.
Sau khi các báo cáo kinh tế này được công bố, lợi trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng, trong khi USD kéo dài đà tăng.
Chỉ số USD-Index tăng 0,4 điểm, lên 104,2 điểm. Giá USD đang ở mức cao nhất trong hơn một tháng trở lại đây. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng, ở mức 3,836%. Điều đó khiến vàng bị kéo xuống khi nhà đầu tư không còn hào hứng nắm giữ.
Giới phân tích đưa ra nhận định, lạm phát dường như đang chậm lại, nhưng với tốc độ quá chậm nên có thể lãi suất USD sẽ phải duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn và điều này sẽ tác động tiêu cực đối với vàng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Mỹ được công bố cao hơn dự báo. Một ngày sau báo cáo CPI, dữ liệu mới được công bố cho thấy, doanh số bán lẻ tháng 1 tại Mỹ tăng 3%, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 1,9% từ các chuyên gia kinh tế tế dự báo trước đó.
Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ có thêm hai đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 3 và tháng 5/2023. Thị trường vàng cũng chịu áp lực khi các quan chức Fed cho biết vào đầu tuần này rằng cơ quan này sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất.
Kim loại quý được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.
Trong khi giá vàng thế giới giảm sâu trong 3 phiên gần đây thì giá vàng SJC trong nước chỉ giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua khi mở phiên sáng nay niêm yết mức 66,35-67,1 triệu đồng/lượng (mua-bán).
So với giá vàng thế giới, vàng miếng SJC cao hơn gần 15 triệu đồng/lượng khiến người mua vàng ở thị trường nội địa khó tránh rủi ro, trong khi nhu cầu vàng của thị trường Việt Nam vẫn luôn tăng cao.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 3 đồng, lên 23.639 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại tăng mạnh giá USD thêm 80 đồng. Tại ngân hàng Vietcombank lên 23.520 - 23.550 đồng/USD chiều mua vào, bán ra 23.890 đồng/USD…
Chứng khoán SSI đưa ra dự báo, lãi suất của Fed được các chuyên gia kỳ vọng ở mức 5,25%, tức là còn ba lần tăng lãi suất nữa trong năm nay (tăng thêm 75 điểm cơ bản).
Việc Fed được dự báo tiếp tục tăng lãi suất khiến USD có dấu hiệu tăng giá. Tại thị trường trong nước, áp lực từ thị trường quốc tế và nguồn cung ngoại tệ chậm lại đã khiến tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng, tỷ giá chợ đen và tỷ giá liên ngân hàng bật tăng gần đây.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam