
-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
-
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70%
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cho tháng 1/2023 của Mỹ cho thấy, CPI đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng so với mức dự báo 6,2%, nhưng giảm so với mức tăng 6,5% trong báo cáo tháng 12/2022.
![]() |
Như vậy, so với tháng trước, CPI tăng 0,5% so với mức tăng 0,4% trong tháng 12/2022. Lạm phát của Mỹ được cho là vẫn phải giảm khá nhiều để đạt được mục tiêu lạm phát hàng năm khoảng 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Điều đó có nghĩa là Fed có thể sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất. Thị trường vàng đang giữ trong vùng tích cực, nhưng không có nhiều lực kéo khi CPI của Mỹ tăng đúng với kỳ vọng.
Giới phân tích đưa ra nhận định, khả năng phục hồi rõ ràng của kinh tế vào đầu năm nay sẽ khiến Fed tiếp tục tăng lãi suất trong các cuộc họp sắp tới, song vẫn kỳ vọng lạm phát sẽ sớm giảm mạnh hơn.
Các thị trường bắt đầu định giá 94% khả năng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 3/2023, 80% khả năng tăng 25 điểm cơ bản khác vào tháng 5 và 52% khả năng tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6 tới.
Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất chính sách của mình ít nhất hai lần nữa lên mức 5 - 5,25%, với các thị trường tài chính duy trì tỷ lệ cược 50 - 50 đối với khả năng Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng thêm một phần tư điểm lãi suất vào mùa hè.
Trong khi đó, vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi suất như vàng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng cũng gây áp lực lên thị trường kim loại quý.
Trước xu hướng giảm nhẹ của vàng, USD có chiều hướng lên giá mạnh mẽ khi thị trường đón nhận dữ liệu lạm phát tháng 1 không làm thay đổi kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Fed. USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh hiện ở mức trên 103 điểm.
Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay chỉ giảm nhẹ khi giá vàng miếng SJC trong nước lại duy trì mức cao trong tuần qua khi giữ vững ngưỡng 67,5-67,3 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so với sáng qua, nhưng giảm khoảng 50.000 - 250.000 đồng/lượng so với cuối ngày 14/2.
So với giá vàng thế giới, vàng miếng SJC cao hơn 14 triệu đồng/lượng khiến người mua vàng ở thị trường nội địa khó tránh rủi ro, trong khi nhu cầu vàng của thị trường Việt Nam vẫn luôn tăng cao.
Sáng nay, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.631 đồng/USD, tăng 1 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Tỷ giá mua bán tham khảo được Sở giao dịch NHNN duy trì ở mức 23.450 - 24.780 đồng/USD
Với biên độ áp dụng 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.449 - 24.813 đồng/USD. Tại ngân hàng Vietcombank sáng nay, giá mua vào tăng thêm 5 đồng, lên mức 23.405 đồng/USD và bán ra 23.775 đồng/USD.

-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Việt Nam nên nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ Mỹ -
Ít bị ảnh hưởng bởi biến động thế giới, chăn nuôi lợn còn nhiều dư địa tăng trưởng -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort