-
Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng, ngân hàng không bị tính vào room tín dụng -
Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
NCB hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh năm 2024 -
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức -
Eximbank dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nhập khẩu -
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững
Tại hệ thống cửa hàng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC), giá vàng miếng yết ở mức 67,45 - 68,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán ra. Chênh lệch giữa hai chiều mua - bán duy trì ở mức khoảng 600.000 đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng hơn 12,4 triệu đồng/lượng.
Niềm vui một lần nữa tìm đến các nhà đầu tư vẫn còn niềm tin với vàng sau khi giá kim loại quý bất ngờ tăng vọt hơn 1%, vượt mốc 1.910 USD/ounce để đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 tuần trong bối cảnh USD và lợi suất trái phiếu quay đầu giảm trước ngày Hội nghị chuyên đề Jackson Hole diễn ra.
Ở thời điểm hiện tại, giá vàng giao ngay tăng 0,25% lên 1.919,13 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2023 trên sàn Comex New York giảm 0,02% xuống 1.947,7 USD/ounce.
Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures nhận định, vàng đã bước vào vùng quá bán rồi sau đó bật tăng trở lại nhờ trợ lực từ dòng tiền bắt đáy và chốt lệnh bán khống. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu giảm nhiệt cũng là yếu tố thúc đẩy đà hồi phục của vàng.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm từ mức cao nhất gần 16 năm và USD quay đầu sau khi dữ liệu PMI công bố kém tích cực đã khiến kim loại quý tìm lại vẻ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Theo kết quả khảo sát được S&P Global công bố ngày 23/8, chỉ số PMI tổng hợp theo dõi các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 8/2023 của Mỹ đã giảm xuống mức 50,4, từ mức 52,0 của tháng 7, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11/2022. Mặc dù PMI vẫn tăng trưởng tháng thứ bảy liên tiếp, tuy nhiên chỉ số với mức điểm chỉ quanh 50,0 cho thấy nhu cầu đối với cả hàng hóa sản xuất và dịch vụ ở nền kinh tế số 1 thế giới đang suy yếu.
Tăng trưởng hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ trong tháng 8/2023 chỉ ở mức 51,0, mức thấp nhất kể từ tháng 2. Trong khi đó, PMI sản xuất giảm tháng thứ tư liên tiếp, xuống mức 47,0 trong tháng 8/2023, từ mức 49,0 của tháng 7.
Nhu cầu sụt giảm trong lĩnh vực tiêu dùng đã gây ra lực cản đáng kể đối với doanh thu của các doanh nghiệp, trong khi hoạt động kinh doanh và đơn đặt hàng mới bị thu hẹp trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động kinh doanh mới trong lĩnh vực dịch vụ giảm lần đầu tiên sau 6 tháng, xuống mức 49,2 trong tháng 8, từ mức 51,0 của tháng trước đó.
Không chỉ ở Mỹ, hoạt động kinh tế ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 8 tiếp tục giảm sâu, đặc biệt là Đức - nền kinh tế đầu tàu khu vực, khi sự sụt giảm của ngành sản xuất đã lan sang khu vực dịch vụ.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực Eurozone, do Ngân hàng Hamburg Commercial Bank (HCOB) phối hợp với S&P Global tổng hợp, giảm xuống 47 trong tháng 8 so với mức 48,6 trong tháng 6.
Chỉ số PMI trong tháng 8 cũng là chỉ số thấp nhất trong vòng 3 năm qua, thấp hơn mức 48,5 ước tính sơ bộ trước đó và cũng thấp hơn nhiều so với ngưỡng 50 để được công nhận là tăng trưởng.
PMI ngành dịch vụ lần đầu tiên đã giảm dưới mức ôn hòa trong năm nay, từ 50,9 xuống 48, do người tiêu dùng đang gánh khoản lãi tăng cho các khoản vay chi tiêu tiêu dùng.
Hoạt động sản xuất cũng liên tục giảm từ giữa năm 2022, tuy nhiên, kết quả khảo sát PMI mới nhất cho thấy chỉ số trong khu vực này đã tăng từ 42,7 lên 43,7, đánh dấu lần tăng đầu tiên trong 7 tháng và tăng mạnh so với mức dự báo 42,6.
Hiện tại, giới đầu tư đang đổ dồn sự chú ý vào bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole sẽ diễn ra vào thứ Sáu (25/8) để có thêm manh mối về lộ trình lãi suất.
Theo Công cụ FedWatch của CME, xác suất Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 9 hiện là 86,5%. Chỉ số DXY - đo lường biến động của USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới đã giảm 0,02% xuống 103,41 điểm.
Tỷ giá trung tâm hôm nay, ngày 24/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.954 VND/USD, tăng 56 đồng so với phiên trước.
Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.757 - 25.151 VND/USD. Tại Vietcombank, tỷ giá hiện đang được yết ở mức 23.830 VND/USD (mua vào) và 24.170 VND/USD (bán ra).
-
Eximbank dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nhập khẩu -
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững -
Tiền ảo bật tăng mạnh ngay từ đầu năm, bitcoin sẽ thay thế vàng trong thập kỷ tới? -
Ông Phạm Duy Hiếu được bổ nhiệm Tổng giám đốc ABBank -
Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024 -
Bước tiến của FWD trong việc nâng cao chuẩn mực minh bạch trong bảo hiểm -
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 15/2/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững