
-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận
-
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng
-
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý -
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định
Giá vàng tiếp đà giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 9 tháng qua, vì USD mạnh lên, trong khi biên bản họp tháng 6/2022 của Fed) cho thấy, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ mạnh tay hơn đối với chính sách tiền tệ.
USD nổi lên như một nơi ẩn náu ưa thích vào cuối năm cho các nhà đầu tư tìm cách phòng tránh lo ngại suy thoái đang gia tăng, đồng thời khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua ở thị trường quốc tế.
![]() |
USD lên cao nhất trong hai thập kỷ, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng lên gần 107.
Trong khi USD đã tăng lên mức cao nhất trong 20 năm còn đồng euro giảm xuống mức thấp mới trong hai thập kỷ khi giá năng lượng tăng và tình trạng thiếu hụt đang phủ bóng dài lên nền kinh tế của khu vực đồng euro.
Biên bản của Fed cũng cho thấy, những người tham gia giải thích cho mức tăng 0,75 điểm phần trăm trong phiên họp chính sáng tháng 6 và có khả năng tăng thêm 50 hoặc 75 điểm cơ bản tại cuộc họp vào cuối tháng này.
Các nhà giao dịch cũng đã chuẩn bị cho một động thái tăng lãi suất 75 điểm cơ bản khác vào cuối tháng nếu như lạm phát tiếp tục ở mức cao và điều này đã dẫn đến lợi suất trái phiếu chính phủ Kho bạc kỳ hạn 2 năm cao hơn lợi suất của Kho bạc kỳ hạn 10 năm.
Trong biên bản cuộc họp tháng 6, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương này cần phải kiềm chế lạm phát, ngay cả khi phải làm chậm hoạt động kinh tế.
Fed chấp nhận nước đi mạo hiểm nếu lạm phát không hạ nhiệt như kỳ vọng. giới chức Fed rất quyết tâm khống chế lạm phát, ngay cả khi điều đó có thể làm chậm lại nền kinh tế dường như đang trên bờ vực suy thoái.
Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất thêm 50 hoặc 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7/2022. Tháng vừa qua, Fed đã quyết định tăng lãi suất 75 điểm cơ bản - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994.
Các nhà hoạch định chính sách cũng nhấn mạnh, việc tăng lãi suất thêm 75 điểm hồi tháng 6 là cần thiết để kiểm soát đà tăng của chi phí sinh hoạt. Họ sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi lạm phát về gần mức mục tiêu dài hạn là 2%
Standard Chartered cho rằng, phản ứng về giá của vàng đã khá trầm lặng, vì nó đã bắt đầu phản ánh đặt cược của thị trường vào khả năng của một đợt tăng lãi suất mạnh trong tháng 7/2022 của Fed.
Việc nâng lãi suất để chống lại lạm phát leo thang làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, một tài sản vốn không sinh lời khiến mặt hàng kim loại quý này giảm không phanh.
Thế nhưng, trước áp lực lạm phát tăng cao, vàng vẫn được xem là lầm trú ẩn an toàn và không ít nhà đầu tư, đầu cơ đã tìm cơ hội mua vào khi giá vàng giảm. Mãi lực vàng trên thế giới vẫn tăng cao từ các ngân hàng Trung ương.
Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng vàng thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã đẩy mạnh mua vàng trong tháng 5/2022. Cụ thể, các ngân hàng trung ương đã bổ sung 35 tấn vào dự trữ vàng toàn cầu trong tháng 5, sau khi mua 19,4 tấn vào tháng 4.
Các khách mua vàng lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với khối lượng 13 tấn, tiếp theo là Uzbekistan (9 tấn), Kazakhstan (6 tấn), Qatar (5 tấn) và Ấn Độ (4 tấn).
WGC cũng cho rằng, tháng 6, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương cũng rất khả quan. Ngân hàng trung ương Iraq (CBI) thông báo đã mua 34 tấn vàng trong tháng 6, nâng dự trữ kim loại theo quý của nước này lên hơn 130 tấn.
Trong khi xu hướng vàng quốc tế giảm, giá vàng miếng SJC do Công ty SJC niêm yết trong sáng nay cũng giảm thêm khoảng 350.000-400.000 đồng/lượng. Cụ thể, SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 67,65-68,25 triệu đồng/lượng (mua-bán).
Quy đổi, giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới gần 19 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí).
Ngày 7/7, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.178 đồng, tăng 7 đồng so với hôm qua. Trong khi đó, giá USD tại ngân hàng Vietcombank tăng thêm 30 đồng, lên giá mua vào 23.210 đồng/USD và bán ra 23.520 đồng/USD.

-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ
-
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận
-
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng
-
Thuê, cho thuê, mua bán, mở hộ thẻ ngân hàng có thể bị phạt tới 200 triệu đồng -
Dự báo triển vọng cổ phiếu “vua” nửa cuối năm 2025 -
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng -
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý -
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định -
73% trái phiếu phi tài chính phát hành trong tháng 4 nhằm mục đích đảo nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới trên 18 triệu đồng/lượng
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới