
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
![]() |
Cao su tăng giá đẩy VRG trở lại thời kỳ tăng trưởng
Sau giai đoạn sụt giảm về cả doanh thu lẫn lợi nhuận năm 2022 - 2023, VRG đã trở lại thời kỳ tăng trưởng. Quý IV/2024, Tập đoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế theo quý lớn nhất từ năm 2021 đến nay, với 2.398 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. VRG cho biết, do giá bán mủ cao su cao hơn cùng kỳ năm trước làm lợi nhuận sản xuất - kinh doanh mủ cao su tăng lên, phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, làm lợi nhuận tăng.
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng sản xuất - kinh doanh mủ cao su vẫn mang về doanh thu chính cho VRG. Tỷ trọng của mảng này hàng năm đều trên 70% trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn. Năm 2024, doanh thu từ mảng này tăng mạnh hơn 21% so với năm trước, kéo tỷ trọng đóng góp trong doanh thu thuần của VRG từ 76% lên gần 78%.
Bên cạnh đó, doanh thu từ sản xuất - kinh doanh các sản phẩm từ mủ cao su cũng tăng vọt 88% so với năm trước. Nếu tỷ trọng đóng góp của mảng này vào doanh thu thuần năm 2023 chỉ là 1,9%, thì nay là hơn 3%.
Năm 2024, trong khi doanh thu từ mảng chế biến gỗ vẫn duy trì tỷ trọng 10,5% và kinh doanh điện năng trên 2%, thì tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, hạ tầng của VRG lại sụt giảm từ 3,5% xuống 2,8%.
Nhờ hoạt động sản xuất - kinh doanh mủ cao su tăng trưởng tốt, VRG đã lấy lại được đà tăng trưởng dương về doanh thu thuần sau 2 năm đi lùi (2022 - 2023). Năm 2024, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 26.254 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023.
Cùng với sự hồi phục doanh thu, lợi nhuận sau thuế của VRG cũng đi lên trở lại. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.103 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2023, gần bằng ngưỡng lợi nhuận đạt được năm 2021. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 4.213 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Triển vọng sáng nhờ “vàng trắng” và khu công nghiệp
Khi sản xuất - kinh doanh mủ cao su đóng góp lớn trong cơ cấu doanh thu của VRG, triển vọng của ngành này được xem xét kỹ khi có ảnh hưởng trọng yếu đến dự phóng kết quả kinh doanh 2025 của VRG nói riêng và các doanh nghiệp ngành cao su thiên nhiên nói chung.
Dự báo, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn tiếp diễn, nhờ đó giá cao su tiếp tục neo cao. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su tại Thái Lan và Indonesia sụt giảm đáng kể do thời tiết mưa lớn kéo dài, dịch bệnh lá và giảm diện tích trồng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ vẫn duy trì, khi tình hình sản xuất và tiêu thụ xe tại Mỹ và Trung Quốc vẫn tăng trưởng.
Giá xuất khẩu cao su bình quân tăng 26% giúp kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2023, dù sản lượng xuất khẩu giảm 6,2%. Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo, giá cao su tự nhiên tiếp tục neo ở mức cao cho tới hết quý II/2025, sau đó giảm nhờ nguồn cung được bổ sung khi vào cao điểm thu hoạch, người trồng tăng cường khai thác khi được giá.
VRG là doanh nghiệp đầu ngành trong chế biến mủ cao su, chiếm khoảng 30% diện tích cao su cả nước, sản xuất bình quân 500.000 tấn mỗi năm. Với nhiều lợi thế, triển vọng kinh doanh của VRG là tích cực trong dài hạn, khi bên cạnh việc hưởng lợi từ giá cao su tiếp tục neo cao, VRG còn có mảng dự án khu công nghiệp tạo động lực tăng trưởng cho Tập đoàn.
VRG đang triển khai 8 dự án khu công nghiệp tại các công ty con và công ty liên kết, với tổng diện tích là 2.921 ha. Doanh nghiệp sở hữu quỹ đất trồng cao su lớn nhất cả nước, với 394.800 ha đất, tại nhiều địa điểm khác nhau như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh...
Đánh giá về mảng hoạt động này của VRG, Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) cho biết, tập đoàn này nắm tiềm năng lớn về phát triển khu công nghiệp trong dài hạn nhờ chiến lược chuyển đổi đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp với các lợi thế về vị trí đắc địa, cũng như sự thuận lợi trong giải phóng mặt bằng.
Việc chuyển đổi hơn 20.000 ha đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp trong giai đoạn 2025 - 2030 là một cơ hội đặc biệt để VRG nắm bắt và phát triển. Mới đây, một số khu công nghiệp mới của Tập đoàn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư như Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn II (tháng 1/2025), Khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng (tháng 12/2024), Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp (tháng 9/2024), Khu công nghiệp Hiệp Thạnh (tháng 3/2024).

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế