
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017 vừa diễn ra |
Đó là chi phí lao động của Việt Nam đang tăng cao.
Đó là những bất cập trong Thông tư 23/2015/TT-BKHCN về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
Đó là sự chậm trễ trong sửa đổi Nghị định 23/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại đang làm khó các nhà đầu tư muốn gia tăng hoạt động thương mại tại Việt Nam…
Nhưng, đáng tiếc hơn, là các doanh nghiệp lại không quá ngạc nhiên với tình trạng này.
Hơn 6 tháng trước, VBF năm 2016 đã gửi 120 câu hỏi, vấn đề cần các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, trả lời. 91 trong số này (chiếm khoảng 83%) đã có câu trả lời từ 10 cơ quan có trách nhiệm trước thời điểm diễn ra VBF giữa kỳ năm 2017.
Mặc dù cộng đồng doanh nghiệp chỉ ghi nhận khoảng 50% trong số các câu trả lời là tích cực, số còn lại vẫn ở trạng thái tiếp tục xử lý, nhưng điều đó còn tốt hơn rất nhiều những câu hỏi không hồi âm.
Ngay trong kỳ VBF năm 2016, vẫn còn tới 6 cơ quan với khoản nợ là 29 vấn đề cần phản hồi. Thậm chí, Bộ Y tế không chỉ nợ câu trả lời trong kỳ VBF năm 2016, mà nợ cả phần kiến nghị từ VBF năm 2015. Lần này, VBF giữa kỳ 2017 đã gửi Bộ Y tế thêm khá nhiều đề xuất…
Cho dù các doanh nghiệp đã kiên trì, nhẫn nại nhiều năm để đợi các câu trả lời cho các vấn đề họ đặt ra, nhưng không chắc chắn họ sẽ tiếp tục kiên nhẫn và chờ đợi. Nhất là trong bối cảnh hiện tại, kinh tế thế giới đang biến động phức tạp, việc thành hay bại của một kế hoạch đầu tư - kinh doanh đang phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và tính hiệu quả trong môi trường kinh doanh.
Phải nhắc lại, VBF là cơ chế đối thoại chính sách giữa doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ rất được doanh nghiệp chờ đợi.
Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 1997 đến nay, kể cả sau thời gian chuyển đổi tổ chức điều hành từ năm 2012, VBF vẫn giữ nguyên tắc hoạt động theo các nhóm công tác gắn với các vấn đề có nhiều bức xúc, cần giải quyết của doanh nghiệp. Các vấn đề trước khi đặt ra tại VBF đều được các nhóm công tác nghiên cứu, làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan, để tìm hướng giải quyết. Thường thì, chỉ những nội dung chưa tìm được sự thống nhất mới được các doanh nghiệp đặt ra tại VBF các kỳ, để đề nghị lãnh đạo Chính phủ có chỉ đạo. Lần nào cũng vậy, sau mỗi kỳ VBF, doanh nghiệp luôn nhận được cam kết sẽ nghiên cứu, xử lý, phản hồi các câu hỏi, đề xuất từ doanh nghiệp…
Với những câu hỏi ngày càng dày thêm sau mỗi kỳ VBF, thêm một câu hỏi được đặt ra. Đó là các nỗ lực của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện Chính phủ kiến tạo, hành động vì sự phát triển của doanh nghiệp sẽ thế nào nếu các doanh nghiệp không nhận thấy sự đồng hành, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước với từng vấn đề họ quan tâm?.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort