
-
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần
-
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng
-
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo
-
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
![]() |
Động lực tăng trưởng chính của VEAM ở kỳ này tiếp tục đến từ phần lãi công ty liên doanh liên kết. |
Bổn cũ soạn lại: VEAM tiếp tục nhận loạt ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Theo báo cáo soát xét công bố gần đây, Tổng công ty Máy động lực và Nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã VEA - UPCoM) tiếp tục nhận kết luận kiểm toán ngoại trừ theo ý kiến của công ty Kiểm toán và tư vấn UHY. Nhiều ý kiến ngoại trừ từng ghi nhận tại các báo cáo soát xét/ kiểm toán nhiều kỳ trước nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Trong đó, phía kiểm toán ngoại trừ với việc VEAM chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với khoản phải thu khác là các khoản hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên. Trên báo cáo tài chính riêng công ty mẹ, các khoản phải thu trên gồm gốc và lãi phát sinh xấp xỉ 542 tỷ đồng. Riêng Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ nợ 274 tỷ đồng cùng nợ lãi gần 31 tỷ đồng để đầu tư Dự án Nhà máy sắt xốp. Từ nửa năm tước, VEAM cho biết công ty con này đang thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ để có nguồn trả nợ. Tuy nhiên, tình hình đến nay chưa có chuyển biến thêm.
Trên báo cáo tài chính hợp nhất tại thời điểm 30/6/2021, VEAM chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với khoản phải thu khác ngắn hạn về các khoản hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên với số dư là 124 tỷ đồng. Các bằng chứng thu thập được không đảm bảo tính đầy đủ và thích hợp để kiểm toán có thể đánh giá được khả năng thu hồi cũng như xác định liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi hay điều chỉnh các khoản mục có liên quan trên báo cáo tài chính hợp nhất hay không.
Ngoài ra, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh hay không. Theo giải trình từ VEAM, đây đều là các mặt hàng tồn kho từ nhiều năm trước. VEAM chưa hoàn thành khảo sát giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường để có cơ sở đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện.
Cùng đó, khoản chi phí trả trước dài hạn liên quan đến nhà máy sắt xốp ngừng hoạt động nhiều năm với giá trị 264 tỷ đồng và của chi nhánh Matexim Bắc Kạn là 55 tỷ đồng. VEAM chưa đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này khi hợp nhất báo cáo tài chính, các thủ tục thay thế không thực hiện được. Do đó, kiểm toán cũng không đánh giá được có cần thiết phải điều chỉnh hay không.
Bên cạnh ý kiến kiểm toán ngoại trừ, đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung đang tồn đọng, giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang có thể thay đổi phụ thuộc vào phán quyết của cơ quan có thẩm quyền tương lai.
Lợi nhuận công ty mẹ giảm hơn ngàn tỷ, nhưng lãi hợp nhất vẫn tăng trưởng đều
Trái với câu chuyện báo cáo tài chính không được kiểm toán chấp nhận toàn bộ kéo dài nhiều năm nay, kết quả kinh doanh của VEA ghi nhận mức tăng trưởng khá trong nửa đầu năm. Động lực tăng trưởng đến cả từ hoạt động kinh doanh chính và phần lãi từ các công ty liên kết.
Theo báo cáo hợp nhất, lãi từ công ty liên doanh liên kết tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, đạt 2.813 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 16% lên 2.044 tỷ đồng. Biên lợi nhuận tăng giúp lợi nhuận gộp nửa đầu năm cao gấp rưỡi cùng kỳ. Do đó, dù doanh thu tài chính hụt đi phần nào do mặt bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường giảm đi đáng kể, lợi nhuận hợp nhất của VEAM vẫn tăng 39% lên 3.155 tỷ đồng.
Dù vậy, nếu chỉ tính riêng công ty mẹ, lợi nhuận của VEAM giảm 20%, từ 6.398 tỷ đồng nửa đầu năm 2020 xuống còn 5.125 tỷ đồng kỳ này. Nguyên nhân bởi cổ tức và lợi nhuận được chia từ các đơn vị có vốn góp của VEAM cùng lãi tiền gửi ngân hàng đều giảm.
VEAM đang sở hữu lượng cổ phần lớn tại ba đơn vị liên doanh gồm Honda Việt Nam, Ford Việt Nam và Toyota Việt Nam. Đây đều là doanh nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng” thường xuyên chi trả các khoản cổ tức lớn cho VEAM.
VEAM là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá do Bộ Công thương hiện vẫn đang nắm 88,47% vốn. Dù cổ phần hoá và lên sàn UPCoM đã lâu, công tác phê duyệt chính thức quyết toán cổ phần hoá VEAM vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền hoàn tất.
Liên quan đến VEAM, đầu tháng 4/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Nhà máy ô tô Veam thuộc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Trước đó, đã có một số cựu lãnh đạo của tổng công ty bị khởi tố điều tra. Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Anh Sơn - người phụ trách quản trị VEAM hiện tại và áp dụng biện pháp ngặn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

-
Domesco lên mục tiêu tăng trưởng thấp, ưu tiên tái đầu tư vào dự án tiềm năng -
ĐHĐCĐ Gelex: Quý I/2025 báo lãi tăng gấp rưỡi, tỷ lệ cổ tức phấn đấu tối thiểu 10%/năm -
IDI tham vọng tăng mạnh lợi nhuận, không chia cổ tức năm 2024 -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025 dù mới mua 1 nhà máy -
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo -
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh