-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại sứ Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama - (Ảnh TT) |
Đến Việt Nam từ những năm 1980, khi mới 19 tuổi và đón sinh nhật lần thứ 60 đúng ngày Đại hội XIII của Đảng khai mạc, Đại sứ Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama nói ông có thể viết cả một cuốn sách về công cuộc đổi mới của Việt Nam. Có lẽ ông cũng là nhà ngoại giao hiếm hoi ba lần tham dự Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại sứ Palestine cho biết ông đã từng gặp hầu hết các lãnh đạo Việt Nam, trừ 2 người là Bác Hồ và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
"Tôi đã có cơ hội để tiếp xúc và chụp nhiều ảnh với các vị lãnh đạo, nhưng người mà tôi ngưỡng mộ nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thậm chí, điều ấy đã giúp cho tôi có cảm hứng dịch và viết bài một số về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dịch 1 cuốn sách về Điện Biên Phủ từ tiếng Việt sang tiếng Arập và đấy là cuốn sách đầu tiên được dịch trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Arập", ông Saadi Salama chia sẻ.
Đã từng tham dự ba kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam, ấn tượng của Ngài về những sự kiện đó thế nào?
Năm 1982, khi tôi còn là sinh viên nghiên cứu, học tập tại Việt Nam, tôi đã đóng góp một phần nhỏ vào thành công của đoàn đại biểu Palestines sang thăm Việt Nam và tham dự Đại hội V của Đảng. Đó là kỷ niệm đầu tiên của tôi với Đại hội Đảng.
Đại hội V diễn ra trong bối cảnh rất khó khăn của Việt Nam. Những năm 80 của thế kỷ trước tình hình kinh tế và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đại hội khi đó đã thu hút sự đoàn kết và ủng hộ mạnh mẽ của các đảng anh em và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Tôi còn nhớ, những lãnh tụ từ nhiều nước đến Việt Nam khi đó là những người đã ghi tên mình trong lịch sử dân tộc họ. Ví dụ, đại diện Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó là ông Heydar Aliyev, người sau này là Tổng thống của Azerbaijan, và hiện con trai ông cũng đang là Tổng thống Azerbaijan; ông Kaysone Phomvihane của Lào; ông Heng Samrin của Campuchia.
Tới Đại hội VII, khi đó tôi là Phó Đại sứ Palestine tại Việt Nam, tôi cũng được tham dự. Đại hội này, ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay ông Nguyễn Văn Linh. Khi đó Việt Nam mới thông qua hàng loạt quyết định cực kỳ quan trọng liên quan đến tương lai của đất nước, đặc biệt là việc áp dụng những chính sách đổi mới khi Việt Nam đã nhận thấy sự thay đổi phức tạp trên thế giới.
Tôi nghĩ là từ Đại hội VI Việt Nam đã quyết định đường lối đổi mới để phục hồi sự phát triển sau chiến tranh, sau thời bao cấp. Việt Nam đã nhìn thấy một tương lai khác, đã quan tâm đến việc làm thế nào để bảo vệ, làm giàu cho dân tộc, làm thế nào để phát triển đất nước. Khi đó Việt Nam có rất nhiều vấn đề liên quan đến tình hình chung khu vực, đã giải quyết một cách rất thông minh, sáng tạo những vấn đề này, đặc biệt là vấn đề Campuchia, quan hệ với các nước láng giềng. Việt Nam cũng bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước ASEAN, cải thiện quan hệ với Trung Quốc và xây dựng cho mình cơ sở vững chắc để phát triển đất nước, mở cửa về kinh tế và chính trị đã mang lại cho Việt Nam những thành quả đáng ngưỡng mộ.
Rời Việt Nam, năm 1992, tôi qua Lào. 3 năm làm việc tại đó, tôi vẫn quan sát Việt Nam với một sự say mê, về một đất nước mà tôi đã từng sống, từng học tập và từng làm việc. Tôi ngưỡng mộ nhiều thành tựu Việt Nam đã đạt được.
Năm 2009, trở lại Việt Nam trên cương vị Đại sứ Palestines, ông cảm nhận rõ rệt hơn về những thách thức cũng như cơ hội của Việt Nam?
Tiếng Việt có một chữ mà không dịch được sang ngôn ngữ khác, đó là chữ Duyên.
Sau khi đã làm Đại sứ tại một số quốc gia khác, cuối cùng, số phận và cái duyên đã đưa tôi quay lại Việt Nam lần nữa, cuối năm 2009, trên cương vị Đại sứ Palestines. Sau đó tôi có cơ hội dự Đại hội XI của Đảng. Lúc đó cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Đại hội này có sự thay đổi về nhân sự, có Tổng Bí thư mới, một bộ máy lãnh đạo mới. Việt Nam cũng đã xử lý rất thông minh những khó khăn mà cả khu vực và thế giới đang phải đối mặt, do cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khi đó (cuối những năm 2008-2010).
Đảng phải đối phó với những thử thách mới, làm thế nào để đưa đất nước tiếp tục phát triển, làm thế nào để thúc đẩy, cân đối giữa sự phát triển kinh tế và văn hoá để bảo vệ những đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Và Việt Nam đã vượt qua được những thách thức đó với thành công rất đáng khích lệ.
Nguyên nhân quan trọng để đạt được thành quả đó là những chính sách gắn liền với thực tế phát triển của đất nước Việt Nam. Đoàn kết dân tộc cũng là vấn đề rất quan trọng. Và thứ ba là người dân Việt Nam luôn hướng về tương lai.
Thưa Đại sứ, đã chứng kiến gần như suốt quá trình đổi mới 35 năm qua của Việt Nam, Ngài nhận xét như thế nào về sự thay đổi của đất nước chúng tôi?
Nếu nói về vấn đề này thì tôi có thể viết cả một cuốn sách. Tôi đã đến Việt Nam vào giai đoạn đất nước các bạn đang rất khó khăn, những năm 1980, như đã nói. Khi đó tôi mới 19 tuổi, đến Hà Nội, tôi thấy thành phố rất xinh đẹp, hiền hoà, yên bình, nhưng tôi cũng thấy dân Việt Nam sống vất vả.
Tất cả mọi người dân Việt Nam khi đó đều như nhau cả, phụ nữ cũng như nam giới. Nam giới thì ai cũng mặc một chiếc quần kaki với sơ mi màu trắng, phụ nữ thì mặc quần lụa đen với sơ mi và đội một chiếc nón. Người nào cũng đi xe đạp, đi làm từ sáng và đều mang theo một chiếc cặp lồng để mang thức ăn từ nhà đến cơ quan. Việt Nam những năm đó phải nhập gạo của nước ngoài, chủ yếu là gạo Ấn độ với 5% tấm.
Vậy mà giờ Việt Nam có khi là thứ nhất, có khi là thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, tuỳ thuộc vào mùa vụ. Việt Nam giờ cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều hải sản, nông sản nhất thế giới, nếu nhìn về cà phê, về các loại hạt như điều… Đó rõ ràng là sự thành công rất rực rỡ.
Tôi cũng nhớ Hà Nội những năm 1980, nhà cao nhất cũng không thể quá 5 tầng, còn giờ Hà Nội cũng như TP.HCM đã có nhiều toà nhà có thể là cao nhất Đông Nam Á. Đấy cũng là hình ảnh của thành công, của cố gắng.
Chỉ trong vòng 35 năm đổi mới mà Việt Nam đã có những thành quả đó. Nếu nhìn ra, so sánh với những quốc gia mà tôi đã từng làm, từng sống ở đó như Ghana, Yemen, một số quốc gia khác ở châu Phi, thì rõ ràng sự thành công, những thành quả của Việt Nam đã đi xa hơn rất nhiều.
Thành công nói trên phản ánh hai điều. Điều thứ nhất đó là Đảng cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã quyết định những chính sách phù hợp với điều kiện đất nước. Thứ hai, người dân Việt Nam rất chịu khó và luôn sẵn sàng nắm vững cơ hội để đưa cuộc sống của cá nhân mình cũng như đất nước mình vươn lên.
Theo quan điểm của tôi, nếu không có ổn định chính trị, an ninh xã hội, không có môi trường đầu tư kinh doanh tốt, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực, lao động thông minh thì làm sao phát triển đất nước vậy được.
Trên tất cả, người dân Việt Nam có lòng yêu nước, có niềm tự hào to lớn về lịch sử của đất nước mình.
Là một nhà ngoại giao gắn bó nhiều năm với Việt Nam, ngài nhìn nhận thế nào về chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Một điều tôi thấy qua các kỳ Đại hội là với chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam có một nền độc lập thực sự. Việt Nam không phải là thành viên của bất cứ liên minh nào. Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên một nguyên tắc rất rõ ràng là không đe dọa, sử dụng bạo lực để đe doạ mà sử dụng biện pháp hoà bình để giải quyết các bất đồng, nguyên tắc là phải hợp tác cùng có lợi và phát triển để tồn tại. Những nguyên tắc đó tôi thấy được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới.
Chính vì vậy, Việt Nam ngày càng được sự tôn trọng của các quốc gia và ngày càng có vị trí trên bản đồ chính trị của thế giới. Hình ảnh của Việt Nam, uy tín của Việt Nam và sự ủng hộ của thế giới với Việt Nam ngày càng được sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Tôi nghĩ cần tiếp tục duy trì quan điểm về chính sách đối ngoại như vậy.
Tham dự Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngài quan tâm đến điều gì nhất và với tư cách một nhà ngoại giao, Ngài kỳ vọng gì ở đại hội lần này?
Tôi khác với các đại sứ nước ngoài khác ở Việt Nam. Họ quan tâm đến nhân sự. Về nguyên tắc, nhân sự luôn luôn đóng một vai trò quan trọng để xác định đường đi của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng, đây là vấn đề không quan trọng, vì từ trước đến nay, dù ai lãnh đạo Việt Nam, thì lợi ích của dân tộc là thống nhất. Thứ hai, đó đều là những cán bộ đã được Đảng đào tạo từ khi mới 20, 30 tuổi, chứ không phải ai đó tự nhiên “nhảy dù” vào. Cho nên, dù ai đứng đầu, thì Việt Nam vẫn duy trì chính sách đối ngoại của mình là thúc đẩy các mối quan hệ với các quốc gia, mở rộng phát triển quốc tế cùng có lợi trên cơ sở nguyên tắc.
Là một chính trị gia, tôi nghĩ thế giới đang rơi vào tình trạng không ổn định. Chúng ta đang trải qua một giai đoạn quá độ, và giai đoạn quá độ của nhân loại có mức độ nguy hiểm chúng ta không thể lường trước được.
Cho nên, Đại hội Đảng lần này của Việt Nam làm thế nào kế thừa sự phát triển kinh tế, sự phát triển văn hóa, đồng thời cần phải ưu tiên nhìn thế giới bằng sự quan tâm là chúng ta không lường trước được những biến động.
Là một người bạn của Việt Nam, là một người và luôn luôn tự hào về quyết định sang Việt Nam để học của mình, là một người luôn luôn gắn bó và luôn luôn gửi những thông điệp cho những người bạn bè quốc tế và đất nước Palestines về một Việt Nam đầy hứa hẹn, thì đôi khi tôi cho phép bản thân mình nhìn, mình nói những điều mà mình không thích, mình thấy không nên có trong quá trình phát triển của Việt Nam.
Cũng có những người nói, anh là Đại sứ Palestine sao anh lại nói như vậy, nhưng tôi nghĩ với tình cảm của mình với đất nước này, có những điều mình phải nói.
Người Việt Nam đầy tiềm năng, có rất nhiều người giỏi, có một lòng yêu nước rất mênh mông, nhưng có thể có những điều kiện liên quan đến cơ chế mà người ta chưa được phát huy tiềm năng. Cần phải làm thế nào để tư duy của một số cán bộ lãnh đạo phải thay đổi, thấy người có tài năng thì mình phải giúp đỡ, đừng bao giờ nghĩ họ sẽ đuổi mình và ngồi vào chỗ mình đang ngồi.
Cái này không phải với tư duy của Đảng, chỉ đạo của Đảng, mà là ở cá nhân. Nếu chỉ vì lợi ích của mình mà không tính đến lợi ích của tập thể, thì sẽ không thể trở thành một tấm gương. Nếu vượt qua được, Việt Nam sẽ phát triển hơn.
Thứ hai là thủ tục hành chính, nhiều quá. Có một số người thích, vì mang lại cho người ta những lợi ích cá nhân. Một số cán bộ có tư duy nhìn vào cái khó, tức là trước việc gì góc nhìn của họ cũng là muốn gây khó khăn, chứ không phải giải quyết vấn đề. Nhưng nếu không dám làm, thì không làm được gì cả.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu