Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Vi khuẩn Whitmore nguy hiểm đến mức nào?
D.Ngân - 13/11/2022 08:12
 
Bệnh nhân 15 tuổi mắc Whitmore, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã tử vong trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương vừa xác nhận một bệnh nhân 15 tuổi, ở Thanh Hóa, mắc bệnh Whitmore đã tử vong đêm 11/11 trong tình trạng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, hoại tử ruột. Bệnh nhi đã được tiến hành phẫu thuật nhưng không qua khỏi.

Bệnh nhân 15 tuổi mắc Whitmore, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã tử vong trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nặng với phổi tổn thương, suy hô hấp, có ban xuất huyết ở 2 bàn tay, thở máy, duy trì vận mạch. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng do nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Trước đó, bệnh nhân đã điều trị tại 2 bệnh viện địa phương. Hai ngày trước khi khởi phát, bệnh nhi đi học về bị ngấm nước mưa, sau đó sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi ban, đau tức ngực phải, đau bụng... vào viện cấp cứu. 

Bệnh nhi được điều trị tại 2 bệnh viện địa phương và chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 của bệnh. Hiện tại, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang điều trị cho một bé trai 10 tuổi khác cũng ở Thanh Hóa mắc bệnh Whitmore.

Trước đó, Bộ Y tế thông tin phát hiện 3 người ở Đắk Lắk và Thanh Hóa mắc khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây hội chứng Whitmore. 

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dù Whitmore là bệnh không thường gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao. 

Điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.

Khuẩn gây bệnh Whitmore sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là bùn đất. Khuẩn lây sang người qua vết trầy xước trên da, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất, hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11). 

Vi khuẩn này có thể làm hoại tử và chết các mô, gây viêm loét hay áp-xe trên da, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Do đó, khuẩn gây bệnh Whitmore vẫn thường được dân gian gọi là "khuẩn ăn thịt người".

Bệnh cũng có thể gây tổn thương vào phổi - các tổn thương giống như biểu hiện lâm sàng của tụ cầu, bệnh lao nên làm cho các bác sĩ dễ nhầm lẫn về chẩn đoán.

Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp, thường xuyên với đất như nông dân. Đối tượng người già cũng rất dễ mắc vì thường có hệ miễn dịch yếu.

Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. 

Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan. Ở những người có sức đề kháng kém (ví dụ như người đang mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc người nghiện rượu, nghiện ma túy...): khi vi khuẩn xâm nhập máu sẽ gây nhiễm khuẩn huyết nặng hơn. Do đó, những người này có nguy cơ cao hơn, cần chú ý phòng bệnh hơn.

Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phối hợp chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore
Trước tình trạng bệnh Whitmore có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh vi cần kịp thời chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm cho phù...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư