Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Vì sao lại có nhiều mức giá test nhanh Covid-19?
D.Ngân - 29/09/2021 13:41
 
Test nhanh có nhiều mức giá, theo Bộ Y tế là do có nhiều chủng loại, tiêu chuẩn, xuất xứ, số lượng mua, thời điểm và diễn biến của dịch bệnh cũng như sự khan hiếm của thị trường.

Chẳng hạn, các loại test xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, châu Âu, Hoa Kỳ hoặc có xuất xứ từ châu Âu hay từ Hoa Kỳ thường có giá cao hơn mặt bằng chung giá test kit của các nước khác.

Test nhanh có nhiều mức giá theo Bộ Y tế là do nhiều chủng loại, tiêu chuẩn, xuất xứ, số lượng mua, thời điểm và diễn biến của dịch bệnh cũng như sự khan hiếm của thị trường.

Bên cạnh đó, việc mua test kit vào thời điểm dịch bệnh có diễn biến phức tạp, căng thẳng ở nhiều nước, thị trường khan hiếm thì giá test kit xét nghiệm thường cao, hoặc khi mua với số lượng mua càng lớn thì giá càng giảm.

Vì vậy nên không thể đánh đồng tất cả các loại test kit với nhau, cũng như không thể so sánh giá test kit xét nghiệm ở các thời điểm khác nhau và phải phụ thuộc cả vào các yếu tố chất lượng (độ nhạy, độ đặc hiệu), tình hình diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu mua sắm test xét nghiệm trong nước và quốc tế.

Tính đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 35 test xét nghiệm Real-time PCR, 39 test xét nghiệm kháng nguyên (33 test nhanh và 6 test chạy cùng máy xét nghiệm), 23 test xét nghiệm kháng thể (4 test nhanh và 19 test chạy máy).

Để kiểm soát giá, theo đại diện Bộ Y tế, cơ quan này tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm Covid-19 vào mặt hàng bình ổn giá do chưa được quy định trong Luật.

Bộ Y tế cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế công lập (có thực hiện xét nghiệm Covid-19) điều chỉnh giá xét nghiệm theo từng giai đoạn.

Cụ thể, năm 2020, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới phức tạp, nguồn cung test kit hạn chế, nhu cầu lớn khiến giá xét nghiệm ở mức cao (khoảng 200.000 đồng/test với test nhanh và gần 1 triệu đồng/test với rRT-PCR), Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn về giá test nhanh là 238.000 đồng/mẫu nghiệm và 734.000 đồng/mẫu nghiệm với rRT-PCR.

Sau ngày 1/7, nhiều công ty đã chủ động nhập khẩu test nhanh, đồng thời tự sản xuất được trong nước. Lúc này, Bộ Y tế đã yêu cầu thực hiện việc thanh toán theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Y tế cũng đã có văn bản hướng dẫn mức giá cho hình thức gộp mẫu là 100.000 đồng/mẫu. Ví dụ với mức giá cho việc xét nghiệm sẽ bằng 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp (gộp 5 mẫu cho một xét nghiệm, giá chia 5; gộp 10 mẫu, giá chia 10).

Nhằm tăng nguồn cung test xét nghiệm, Bộ Y tế đã liên hệ hoặc thông qua kênh ngoại giao để mua lại test kit số lượng lớn với giá thấp nhất có thể. 

Ngoài ra, Bộ cũng vận động các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước để mua lại test kit chất lượng cao từ nhà sản xuất uy tín trên thế giới và bán lại với giá phi lợi nhuận, đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhằm tự sản xuất.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị sản xuất, phân phối, nhập khẩu và kinh doanh test xét nghiệm công khai, cập nhật giá. 

Cũng liên quan đến việc giá xét nghiệm Covid-19 tại các cơ sở y tế đang trong tình trạng mỗi nơi một giá, ngày 28/9/2021, Bộ Y tế đã có công văn số 8157/BYT-KHTC về việc chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm Covid-19. 

Bộ yêu cầu các Sở y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 của các cơ sở y tế tư nhân; 

Yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện việc xây dựng, quyết định mức giá và kê khai, công bố công khai giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 theo quy định của pháp luật về giá. 

Xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ xét nghiệm Covid-19 của các cơ sở y tế trên địa bàn.

Cũng trong ngày 28/9/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 8151/BYT-TTrB yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 11/8, Bộ Y tế đã có công văn số 6547/BYT-TB-CT gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng trang thiết bị y tế đề nghị các cơ sở nghiêm cấm việc tăng giá tùy tiện hoặc đầu cơ, tích trữ;

Nghiêm túc thực hiện việc cập nhật, rà soát, công khai, minh bạch về giá trang thiết bị y tế trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế của Bộ Y tế và chịu trách nhiệm về giá công bố, tính chính xác, đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa theo quy định.

Cẩn trọng với các loại test nhanh Covid-19 không rõ nguồn gốc
Việc sử dụng các loại test nhanh Covid-19 không ró nguồn gốc, chưa được cấp phép hay kiểm định chất lượng bởi cơ quan quản lý Nhà nước sẽ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư