-
Thay đổi chính sách vì một hệ thống y tế công bằng hơn -
Sớm đưa cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động -
Nỗ lực phòng chống bệnh dại qua Bản đồ tiêm chủng ABI -
Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh -
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thực phẩm chức năng. |
Biên bản được ký bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), Trung tâm Thông tin và Tư vấn Đầu tư (Invest Global), Công ty TNHH Tư Vấn Y Dược Quốc Tế (IMC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ (IICCI).
Với biên bản vừa được ký kết, Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ và Invest Global sẽ cùng hỗ trợ VAFF và IMC trong việc lập kế hoạch chiến lược để phát triển hệ sinh thái thực phẩm chức năng như các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế.
Đồng thời, tìm kiếm đối tác tại Ấn Độ cũng như các nước khác để hợp tác với VAFF và IMC trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu sản phẩm chức năng hai chiều Việt Nam - Ấn Độ; hợp tác sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng và dược phẩm.
Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, thực phẩm chức năng là xu hướng tiêu dùng mới và hiện đại ở Việt Nam và trên thế giới với khoảng 50% dân số Việt Nam đã biết và dùng sản phẩm thực phẩm chức năng. Hiện, quy mô thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam ước khoảng 6 tỷ USD.
Ấn Độ là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển thực phẩm chức năng, trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng tại Việt Nam ngày càng lớn. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ thực phẩm chức năng lớn trong khu vực, đặc biệt tăng trưởng của lĩnh vực này sau đại dịch ngày càng lớn.
Với dân số gần 100 triệu người, trong đó độ tuổi trên 65 tuổi khoảng hơn 8 triệu người, nhu cầu về các sản phẩm bổ sung chăm sóc sức khỏe của Việt Nam những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Người dân ngày càng có ý thức cao hơn về dự phòng rủi ro sức khỏe thông qua việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng
Thống kê từ Cục An toàn thực phẩm, tại Việt Nam hiện có hơn 30.000 sản phẩm thực phẩm chức năng đang được cấp phép lưu hành, trong đó nhiều mặt hàng nhập khẩu đa dạng từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ kỳ vọng, hợp tác với đối tác Ấn Độ trong lĩnh vực thực phẩm chức năng sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian tới, qua đó góp phần thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ tăng cao hơn.
"Các bên cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết để triển khai các nội dung đã ký kết nhằm mang lại những kết quả thực chất và cụ thể, tránh để biên bản ký kết chỉ có giá trị trên giấy", Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng lưu ý.
Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với IICCI tổ chức buổi giao thương kết nối giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế.
Chương trình đã thu hút được sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam. Tích cực triển khai các hoạt động giao thương cụ thể và thực chất, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ hy vọng thương mại song phương sẽ vượt chỉ tiêu 15 tỷ USD như lãnh đạo hai nước đặt ra.
-
Tin mới y tế ngày 6/1: Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi -
Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài -
Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc -
Vắc-xin cúm mùa - quà Tết sức khỏe cho người thân, gia đình -
Nguy cơ bùng phát mạnh dịch sởi nếu không tiêm phòng kịp thời -
Tin mới y tế ngày 5/1: Dấu hiệu mắc phình động mạch não nguy hiểm
-
1 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
2 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
3 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
4 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á -
5 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số