-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 717.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt từ 57 thị trường, trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng, giảm 3,9% về trị giá so với năm 2022.
Ấn Độ là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 161.000 tấn, trị giá 476,5 triệu USD, tăng 6,1% về lượng, giảm 1,4% về trị giá.
Ấn Độ là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 160,66 nghìn tấn, trị giá 476,44 triệu USD. |
Cơ cấu thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm thịt cho Việt Nam có sự thay đổi khi lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Nga tăng; trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc giảm.
Năm qua, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm. Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; mỡ lợn đông lạnh…
Trong đó, lượng nhập khẩu thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn đều giảm, nhập khẩu thịt trâu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống lại tăng so với năm 2022.
Cụ thể, Việt Nam đã nhập khẩu 112,6 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 279,77 triệu USD, giảm 2,1% về lượng, tăng 11,8% về trị giá so với năm 2022.
Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 30 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Nga, chiếm 40,67% trong tổng lượng nhập khẩu của cả nước; tiếp theo là Brazil chiếm 35,43%; Đức chiếm 5,7%; Canada chiếm 3,01%; Hoa Kỳ chiếm 2,54%... Trừ Nga và Hoa Kỳ, lượng thịt lợn nhập khẩu từ các thị trường này về Việt Nam đều giảm so với năm 2022.
Ở chiều xuất khẩu, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 22,45 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 110 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với năm 2022.
Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 28 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như: Hồng Công, Trung Quốc, Bỉ, Malaysia, Campuchia, Pháp, Hoa Kỳ…
. Năm 2023, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 28 thị trường trên thế giới. |
Trong đó, Hồng Kông vẫn là thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42,88% về lượng và chiếm 54,44% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và sản phầm thịt của cả nước, với 9,63 nghìn tấn, trị giá 60,07 triệu USD, tăng 25,3% về lượng và tăng 41% về trị giá so với năm 2022.
Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chủ yếu là thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh, thịt lợn nguyên con đông lạnh...
Cơ cấu sản phẩm xuât khẩu chủ yếu là thịt và các sản phẩm từ thịt, gồm: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn nguyên con đông lạnh); Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; Thịt trâu, bò tươi đông lạnh…
Mặc dù có xuất khẩu, nhưng sản lượng thịt còn rất khiêm tốn so với nhập khẩu. Cán cân thương mại nhâp siêu lớn, trên 1,4 tỷ USD.
Thịt nhập khẩu về nhiều đồng nghĩa với gia tăng sức ép từ ngành chăn nuôi trong nước, khi phải cạnh tranh khốc liệt về giá bán.
Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) dự tính, sản lượng thịt lợn hơi của Việt Nam năm 2024 đạt 4,86 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2023. Hiện tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 28,6-28,7 triệu con, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn của thị trường trong nước.
Với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ thì cơ bản nguồn cung sẽ ổn định, thị trường không bị thiếu hụt thực phẩm.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"