Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Việt Nam có Trường Đại học đầu tiên đào tạo eSport, giải bài toán thiếu 30.000 nhân lực
Tú Ân - 14/11/2023 12:59
 
Để giải bài toán thiếu 30.000 nhân lực của ngành công nghiệp game tỷ USD, hai Trường Đại học của Việt Nam và Vương quốc Anh đã mở ngành đạo tạo nhân lực cho thể thao điện tử (eSport) đầu tiên tại Việt Nam.

Tính đến hết năm 2023, doanh thu game toàn thế giới  ước đạt 187,7 tỷ USD; trong đó game di động chiếm phần lớn với 92,6 tỷ USD. Tại khu vực Đông Nam Á, doanh thu ngành game ước đạt 5,3 tỷ USD năm 2023. Các quốc gia có ngành game tăng trưởng mạnh là Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Trong đó, một nhánh lớn trong các trò chơi điện tử hiện nay cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh là eSport với tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 8,1% và dự kiến có 640 triệu người theo dõi bộ môn này vào năm 2025. eSport ngày càng được phổ biến và công nhận rộng rãi, được đưa vào thi đấu tranh huy chương tại các đấu trường thể thao quốc tế như Seagmes, Asian games và tiến tới là Olympic, khi gần đây Ủy ban Olympic quốc tế đã công bố kế hoạch tổ chức Thế vận hội thể thao điện tử, và năm 2024, Ả rập Xê út sẽ tổ chức World Cup thể thao điện tử lần đầu tiên. Malaysia, Việt Nam.

eSports đang trở thành một ngành công nghiệp số rất tiềm năng và phát triển nhanh. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành eSports tại Việt Nam hầu hết không được đào tạo bài bản và thường chuyển từ các ngành nghề khác sang. Trong 2 – 3 năm tới, Việt Nam cần khoảng 30.000 nhân lực cho ngành game nói chung và eSport nói riêng. Do đó, để Việt Nam theo kịp xu thế và sự phát triển eSports trên thế giới, việc xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có mã ngành đào cho ngành game. Trong khi đó, trong top 100 chương trình đào tạo bậc đại học về ngành game trên thế giới, Âu - Mỹ chiếm trên 60%.

A
Lễ ký kết bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác về đào tạo eSports tại Việt Nam giữa UTM và Pearson UK.

Ngày 14/11, Trường Đại học Công nghệ và quản lý Hữu nghị (UTM) và Tổ chức giáo dục Pearson Vương quốc Anh (Pearson UK) đã ký kết bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác về đào tạo eSports tại Việt Nam.

Với việc ký kết này, UTM sẽ trở thành tổ chức đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo Chương trình BTEC Ngành eSports, do Pearson cung cấp. Theo đó, học viên khi tham gia học Ngành eSports tại UTM sẽ được đào tạo theo chương trình do BTEC cung cấp với các môn học như: Hệ sinh thái về thể thao điện tử; Phân tích kỹ năng và chiến thuật; Lập kế hoạch cho một dự án; Phân tích trò chơi; Triết lý thiết kế trò chơi; Cách thức tổ chức sự kiện, giải đấu. livestream về thể thao điện tử…Quá trình học tập được kiểm soát chặt chẽ bởi Pearson, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được Bằng tốt nghiệp Cao đẳng hệ chính quy do UTM cung cấp và Bằng Cao đẳng BTEC của Vương quốc Anh. Bằng Cao đẳng BTEC được công nhận tại 340 trường Đại học trên thế giới công nhận và tiếp nhận đào tạo chuyển tiếp đối với 1.500 bằng cấp chính quy.

PGS.TS Hoàng Xuân Lâm, Chủ tịch UTM cho biết, với việc ký kết với Pearson, UTM trở thành nơi duy nhất tại Việt Nam hiện nay đào tạo ngành eSports theo chương trình BTEC, sinh viên sẽ được đào tạo các môn học vô cùng phong phú như kiến thức về hệ sinh thái thể thao điện tử, cách thức tổ chức sự kiện hay phát trực tuyến (livestream)… những môn học này hỗ trợ phát triển hệ sinh thái giải trí kỹ thuật số đang vươn lên mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay.

"Đây chính là mục đích của sự hợp tác giữa UTM và Pearson UK nhằm chuẩn bị hành trang cho các bạn trẻ để bước lên con đường sự nghiệp chuyên nghiệp thú vị trong lĩnh vực eSports; đồng thời cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển bền vững của các ngành thể thao điện tử ở Việt Nam nói riêng và các ngành nghề trong cùng lĩnh vực nói chung", ông Lâm chia sẻ.

ICAEW ký kết hợp tác với VNG phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) cùng Công ty cổ phần VNG (VNG Corporation) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo và phát triển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư