
-
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng
-
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu
-
Sức ép tuân thủ lớn với doanh nghiệp xuất hàng vào EU
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
![]() |
Chôm chôm Việt Nam chính thức nhận "Giấy thông hành" xuất khẩu sang thị trường New Zealand. |
Điều đáng nói, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên được cấp phép nhập khẩu quả chôm chôm tươi vào New Zealand.
Như vậy, sau xoài và thanh long, chôm chôm là mặt hàng trái cây thứ 3 xuất khẩu được sang thị trường này.
Trước đó, vào Năm 2011 và 2014, New Zealand đã lần lượt cấp phép cho quả thanh long và xoài của Việt Nam
Bà Wendy Matthews, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam kỳ vọng, việc trái chôm chôm được cấp phép vào New Zealand sẽ góp phần gia tăng trao đổi thương mại giữa 2 nước, tạo điều kiện để người tiêu dùng tại đây được thưởng thức đặc sản trái cây tươi ngon từ Việt Nam.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng, để New Zealand chấp thuận, trái chôm chôm Việt Nam cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu từ nhà nhập khẩu. Đơn cử, vườn trồng chôm chôm phải lập hồ sơ đăng ký và được Cục Bảo vệ Thực vật cấp mã số đáp ứng về biện pháp canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại, sản xuất theo quy trình đúng quy định.
Ngoài ra, các cơ sở đóng gói đăng ký và được Cục Bảo vệ Thực vật cấp mã số, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của New Zealand về đóng gói và ghi nhãn.
Các cơ sở chiếu xạ được Cục Bảo vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và đáp ứng yêu cầu xử lý đối với chôm chôm xuất khẩu sang New Zealand đúng yêu cầu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các lô hàng đều được cán bộ kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đảm bảo đáp ứng quy định của New Zealand, trong đó đảm bảo không bị nhiễm các loài sinh vật gây hại Bactrocera dorsalis, Conogethes punctiferalis, Cryptophlebia ombrodelta và được xử lý chiếu xạ với liều tối thiểu là 150 Gray và tối đa không vượt quá 1.000 Gray.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lê Quốc Doanh nhận định, sự kiện trái chôm chôm được thị trường New Zealand đồng ý nhập khẩu một lần nữa khẳng định chất lượng của trái cây Việt Nam đã được cải thiện bởi, đáp ứng được tiêu chuẩn cao từ các thị trường lớn, trong đó có New Zealand.
Xuất khẩu rau quả, trong đó có trái cây tươi đang có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Theo ước tính, tháng 3/2018 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 300 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu quý I/2018 ước đạt 950 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD trong năm 2018.

-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối -
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025