Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Việt Nam là thị trường thương mại, đầu tư lớn nhất của Quảng Đông ở ASEAN
Vũ Anh - 29/08/2019 10:45
 
Trong 5 năm qua, mức tăng trưởng thương mại bình quân đạt 25% mỗi năm, trong đó tổng sản lượng nhập khẩu của Việt Nam vào Quảng Đông tăng trưởng trung bình mỗi năm 38%.

Lần đầu tiên Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc (Quảng Đông) được tổ chức tại Việt Nam nhằm tạo nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai bên. Có trên 3.000 nhà mua tiềm năng được mời đến sự kiện thông qua chương trình kết nối giao thương chuyên nghiệp, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho sự hợp tác hai bên. 

Trong đó, chương trình kết nối xuất khẩu giữa các nhà mua đến từ Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các mặt hàng: Gạo, Cà phê, Cao su, Phụ kiện may mặc, Bông sợi, Thủ công mỹ nghệ, Đồ dùng nhà bếp, Thiết bị điện... đã thu hút gần 200 lịch hẹn.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung đã vượt quá 100 tỷ USD. Trong đó, Quảng Đông là một tỉnh có mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại quan trọng với nhiều vùng của Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với tỉnh Quảng Đông đạt 37,16 tỷ USD, tăng 34,2%, chiếm 25,1% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Các thương hiệu có xuất xứ từ Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) đang tích cực
Các thương hiệu có xuất xứ từ Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao của Trung Quốc đang tích cực khai thác thị trường Việt Nam hơn

Trong khi đó, nửa đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư của Hồng Kông vào Việt Nam cũng đạt 5,3 tỷ USD, vượt qua Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Hiện tỉnh Quảng Đông đang đẩy mạnh nhập khẩu, giảm mạnh chi phí thủ tục nhập khẩu, thúc đẩy diễn đàn xúc tiến thương mại nhập khẩu, thành lập các công ty thương mại quốc tế, nỗ lực tăng cường nhập khẩu các mặt hàng đặc trưng phù hợp với nhu cầu của người dân Trung Quốc.

Dự kiến trong 5 năm tới, tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Quảng Đông sẽ vượt 2.000 tỷ USD. Quảng Đông sẽ tăng sản lượng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, các sản phẩm điện máy chất lượng cao từ Việt Nam. Đặc biệt, thị trường tỉnh Quảng Đông chuộng các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam như gạo, cà phê, trái cây,…

Ngược lại, Quảng Đông sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao, với mức giá cạnh tranh được người dân Việt Nam ưa chuộng như: thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, điện tử, hàng gia dụng.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông như: TCL, Midea, Gree, Broad-Ocean và các doanh nghiệp lớn khác đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Trong đó, Tập đoàn Sunwah đã có 50 năm kinh nghiệm đầu tư ở Việt Nam. Bắt đầu với ngành chế biến thủy hải sản, Sunwah đã không ngừng phát triển và tiếp tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực: Bất động sản, Dịch vụ tài chính và Kinh doanh cà phê. Trong lĩnh vực tài chính, Sunwah hiện là một trong những cổ đông sáng lập lớn nhất của VinaCapital.

Với vị thế đó, Sunwah Việt Nam đang tích cực giúp các doanh nghiệp Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao đến Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, một số doanh nghiệp muốn tìm nơi đầu tư an toàn và cũng lường trước nếu sau này có xảy ra chiến tranh thương mại với EU.

Theo ông Jacky S.choi, Giám đốc điều hành Tập đoàn Sunwah Việt Nam, việc lo ngại các doanh nghiệp Trung Quốc lẩn trốn xuất xứ hàng hoá để né cuộc chiến thương mại này chỉ là những quan ngại trước mắt. Bởi trong tương lai bất cứ đối tác thương mại nào cũng phải truy ra nguồn gốc xuất xứ cuối cùng.

Ông Jacky S.choi cho biết, nếu trước đây “gu” của doanh nghiệp Hồng Kông là bất động sản và nông nghiệp của Việt Nam, thì nay có thêm ngành dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin và rất sẵn sàng rót vốn vào các startup về thương mại điện tử.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Sunwah
Chiều 21/4, tại buổi tiếp ông Jonathan Choi, Chủ tịch Tập đoàn Sunwah, Hong Kong (Trung Quốc), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư