-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Thứ hạng thương mại của Việt Nam liên tục được cải thiện trong những năm qua, đưa Việt Nam liên tục có mặt trong nhóm các quốc gia/vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất.
Đến giữa tháng 12/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mốc 700 tỷ USD.
Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.
Đáng chú ý là trong khi thứ hạng của các nước ASEAN không tăng trong một vài năm qua nhưng thứ hạng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
Cụ thể: Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 23 trên thế giới, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp vị trí thứ 20 trên thế giới. Theo đó, kể từ năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối ASEAN vượt qua cả Thái Lan và Malaysia và chỉ xếp sau Singapore.
Tổng cục Hải quan cho biết, năm 1995 đánh dấu tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới, chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), làm đơn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Gần 30 năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước.
Kim ngạch Xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Hải quan). |
Hoạt động xuất nhập khẩu đã có những bước tiến mạnh mẽ, liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục. Tổng trị giá xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 100 tỷ USD, nhưng chỉ 4 năm sau (2011) đã tăng gấp đôi, đạt 200 tỷ USD. Khoảng thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cán mốc trị giá 300 tỷ USD.
Với thời gian rất ngắn, chỉ 2 năm sau đó (vào giữa tháng 12/2017), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD. Sau đó mỗi 2 năm tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm 100 tỷ USD, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD trong nửa cuối tháng 12/2019, và cán mốc 600 tỷ USD vào tháng 11/2021.
Đến giữa tháng 12/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc 700 tỷ USD.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025