-
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh
Doanh nghiệp chỉ có thể cảm nhận được thành quả của cải cách thể chế qua hành vi và ý thức của công chức |
Điều doanh nghiệp muốn nói
Trở về sau Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2015 vừa diễn ra cuối tháng 8 tại Thanh Hóa, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cảm thấy tiếc nuối vì không kịp truyền tải yêu cầu thay đổi mạnh mẽ hơn trong thủ tục hành chính mà cộng đồng doanh nghiệp gửi gắm.
“Nhiều chuyên gia kinh tế nghĩ rằng, thay đổi này là quá nhỏ so với kỳ vọng của họ trong bước chuyển về thể chế kinh tế của Việt Nam trong hội nhập. Nhưng mọi bước ngoặt đều bắt đầu từ những thay đổi mang tính gieo mầm”, ông Lộc chia sẻ điều chưa kịp nói.
Hàm ý của người đang ở vị trí đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó tới 70% chưa có lãi, 96% có quy mô nhỏ và vừa, trong đó có 2/3 là nhỏ và siêu nhỏ, chính là những thay đổi cụ thể trong hành vi và ý thức của giới công chức với doanh nghiệp khi thực thi công vụ.
“Cho đến giờ, đã có một số thủ tục nộp thuế, hải quan, bảo hiểm, thông quan qua biên giới được cắt giảm… theo yêu cầu của Nghị quyết 19/NQ-CP (về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia), nhưng đa phần cải thiện mới ở trên giấy. Vấn đề là, khi quy định thay đổi, công chức buộc phải thực hiện theo, đồng nghĩa dư địa để “hành” doanh nghiệp được kiểm soát”, ông Lộc phân tích.
Thông điệp mà các doanh nghiệp muốn nhấn mạnh, đó là việc thực thi đúng theo Nghị quyết 19 trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương dù sẽ còn khó khăn, nhưng chắc chắn phải làm, vì nó sẽ tạo ra tính lan tỏa tích cực trong môi trường kinh doanh, như những cải thiện trong khởi sự kinh doanh với thay đổi liên quan đến con dấu, thủ tục bảo hiểm xã hội…
“Điều quan trọng, những ràng buộc mới trên cơ sở so sánh giữa thủ tục của Việt Nam và các nước tốp đầu trong ASEAN, trước hết là ASEAN 6, sau đó là ASEAN 4, buộc từng vị trí công chức phải xoay chuyển thói quen, cách làm, từ đó tạo nên thay đổi lớn hơn trong hệ thống chính sách. Nhưng mọi việc chỉ chạy khi những người đứng đầu thực sự vào cuộc”, ông Lộc nói.
Phải thừa nhận, việc cắt giảm thủ tục hành chính trên văn bản cũng không dễ. 4 tháng tính từ khi Nghị quyết 19 phiên bản 1 được ban hành vào tháng 3/2014 với rất nhiều đầu việc được giao trực tiếp cho các bộ, ngành, tình hình gần như án binh bất động.
Mọi việc chỉ thực sự thay đổi khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có các cuộc làm việc trực tiếp với cơ quan thuế, hải quan, xây dựng... vào tháng 7 cùng năm. Một tháng sau, Bộ Tài chính ban hành một thông tư sửa đổi nội dung của 7 thông tư khác. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hoàng Anh Tuấn vui mừng thông báo, 200 giờ nộp, khai thuế đã được cắt giảm kể từ tháng 9. Tháng 11/2014, Bộ Tài chính có thêm một thông tư nữa, cắt thêm khoảng 88 giờ…
Khi bàn về sự giảm nhanh chóng của số giờ nộp thuế, ý kiến hoài nghi về thực tế và quy định chiếm đa số. Ngay cả lúc này, một năm sau khi các thông tư trên của Bộ Tài chính có hiệu lực, sự hoài nghi vẫn chưa được giải tỏa.
Song, ngay vào thời điểm các yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc rà soát các văn bản hiện hành được Thủ tướng Chính phủ rốt ráo đưa ra với thông điệp, ai không làm thì đứng sang một bên vì Việt Nam không thể đứng chót bảng ASEAN về năng lực cạnh tranh, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã ủng hộ giải pháp này.
“Đây là cách tốt để xốc lại đội ngũ công chức. Thủ tục bớt đi theo nguyên tắc đúng người đúng việc, công chức sẽ lo làm việc thật, trách nhiệm thật, không có lý do để hạch sách doanh nghiệp. Thậm chí, ngân sách còn được lợi vì không phải trả tiền cho các giờ làm việc này”, ông Thiên nói.
Sân chơi không có đặc thù
Phải nhắc lại, những ràng buộc rất mới với giới công chức mà ông Lộc đang kỳ vọng là điểm tựa để tạo nên những thay đổi lớn trong tư duy, vốn không được chấp nhận ngay.
5 năm trước, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) từng được giao nghiên cứu chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam. Mục tiêu là để chứng minh những cải thiện của môi trường kinh doanh Việt Nam, hay nói cách khác, là để so sánh với các xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) với Việt Nam.
Dự án chỉ dừng lại khi các nhà đầu tư tuyên bố, họ quan tâm tới thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam với các nền kinh tế khác để lựa chọn địa điểm đầu tư chứ không phải là sự cải thiện của Việt Nam giữa năm sau với năm trước.
“Chọn phương pháp đánh giá của WB để tự đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam đã khó, đặt mục tiêu cắt giảm thủ tục để đạt mức ASEAN 6 còn khó khăn hơn. Tôi nhớ khi đề xuất, không bộ nào đồng ý vì không thể làm được, vì quy định hiện hành là như vậy”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM – một trong những tác giả chính xây dựng nội dung Nghị quyết 19 kể lại.
Đáng tiếc là, theo ông Cung, tư duy này là vẫn là lý do chính cản trở tinh thần của Nghị quyết 19 là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm rủi ro, giảm chi phí, tăng an toàn cho hoạt động kinh doanh vào thực tế, thậm chí là đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi giá trị toàn cầu, ngáng trở quá trình hội nhập.
Có thể ít chuyên gia kinh tế biết rằng, vào năm 2015, có doanh nghiệp phải chi ra cả tỷ đồng để hợp thức hóa các yêu cầu về thủ tục tính chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định của Việt Nam về hóa đơn gốc khi họ xuất khẩu cho công ty mẹ ở nước ngoài. Vì trong khái niệm của các công ty toàn cầu, không có hóa đơn gốc mà chỉ có hóa đơn. Hay cũng rất mới, một doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng gia công tại một công ty Việt Nam lại bị hải quan yêu cầu kiểm tra doanh nghiệp trong nước xem có đủ điều kiện gia công không…
Thậm chí, những thay đổi về thủ tục trong lĩnh vực bảo hiểm còn làm khó doanh nghiệp khi doanh nghiệp không nắm được thông tin, làm theo cách cũ, phải làm lại thì phải chịu phạt vì làm chậm…
“Tôi đã hỏi các công chức rằng, họ có thấy vô lý và cần phải thay đổi không. Câu trả lời là: đó là quy định. Không ai đưa cho chúng tôi giải pháp nào”, ông Cung buồn bã chia sẻ khi không tìm thấy sự trăn trở để làm tốt hơn từ những người thực thi công vụ
Rõ ràng, tư duy quản lý nhà nước đang không tuân theo tư duy logic thực tiễn kinh doanh cũng như đang thiếu đi ý thức phối hợp trong bộ máy công vụ. Trong nghiên cứu của CIEM, đây chính là một phần nguyên nhân lý giải khoảng cách giữa những báo cáo về số thời gian cắt giảm thủ tục của các ngành và thực tế doanh nghiệp cảm nhận được.
“Đang rất khó cải thiện chỉ số hải quan dù cơ quan này đang rất tích cực và làm được nhiều việc. Đơn giản vì các thủ tục này liên quan tới cả chục bộ, chưa kể các tổng cục, cục ở dưới. Thậm chí, không ít văn bản mới được ban hành ngược với tinh thần của Nghị quyết 19”, ông Cung nói.
Thực ra, điều mà ông Cung lo ngại nhất không chỉ là sự chậm trễ trong hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết 19 mà là việc sẽ kéo dài những “đặc thù” của môi trường kinh doanh Việt Nam khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tuyên bố mở cửa vào cuối năm, cùng với đó là hàng loạt hiệp định thương mại tự do kiểu mới với những đối tác lớn nhất thế giới đã và đang hoàn tất để ký kết.
“Sân chơi mới, luật chơi mới buộc nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam không thể vin mãi vào tính “đặc thù” hay vị trí tốp cuối trong ASEAN để tìm kiếm cơ hội từ sự sân siu, nhân nhượng. Cần có áp lực và động lực mới để tư duy chính sách, tư duy công chức cũng phải đổi theo hướng này, từ đó tạo nên sự xoay chuyển về thể chế”, ông Cung khuyến nghị.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lộc muốn nhấn mạnh, các doanh nghiệp chỉ cảm nhận được thành quả từ cải cách thể chế từ ý thức và hành vi của từng công chức chứ không phải từ các quy định trên giấy tờ.
Tình thế trở nên cấp bách khi những cải thiện để bằng với ASEAN 6 trong năm 2015 chỉ là bước đầu. Mục tiêu ASEAN 4 mà Nghị quyết 19 đặt ra mới thực sự là một bước nhảy vọt về môi trường kinh doanh Việt Nam – bước vào tốp những người tốt nhất bằng cách thức chuyên nghiệp nhất…
-
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam -
Cảnh báo rủi ro xuất khẩu kính nổi sang thị trường Mỹ -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng