Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
VietinBank gỡ khó cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
Minh Nga - 04/09/2018 11:37
 
Những vườn trồng rau thủy canh tại Lâm Đồng, Vườn lan YSA Orchid hay Nhà máy chế biến rau củ Lavifood tại Tây Ninh… là những điển hình trong hàng trăm dự án nông nghiệp công nghệ cao trên khắp đất nước được hình thành từ nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank).

Tháo những “nút thắt”

Có thể nhận thấy, các dự án nông nghiệp công nghệ cao đều có điểm chung là vốn đầu tư lớn, thời gian dự án dài, tài sản bảo đảm chủ yếu là tài sản trên đất nông nghiệp. Đây cũng là những “nút thắt” khiến các ngân hàng ngại chạm tới lĩnh vực này, dẫn tới doanh nghiệp muốn làm nông nghiệp công nghệ cao khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

Khác với các tổ chức tín dụng khác chỉ “chăm chăm” nhìn vào tài sản bảo đảm, VietinBank chú trọng vào các yếu tố phi tài chính/tài chính, uy tín khách hàng, tính khả thi của dự án hay phương án kinh doanh, nhất là luồng tiền trong tương lai phát sinh từ kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó tổng giám đốc VietinBank khẳng định, VietinBank cho vay trên cơ sở quản lý dòng tiền từ dự án/phương án của doanh nghiệp, nhằm tập trung hỗ trợ tài chính cho các dự án/phương án nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả cao. VietinBank không giới hạn mức tối đa số tiền cho vay, thời hạn cho vay tối đa của một dự án. Mức cho vay và thời hạn cho vay được xác định phù  hợp với từng phương án/dự án nông nghiệp công nghệ cao cụ thể.

.
Đến thời điểm hiện tại, VietinBank đã tài trợ vốn cho các phương án/dự án nông nghiệp công nghệ cao với dư nợ khoảng 2.000 tỷ đồng, toàn bộ đều là nợ trong hạn. 

Do vậy, so với quy định cho vay thông thường, thì khi thẩm định cho vay đối với các dự án nông nghiệp công nghệ cao, VietinBank sẽ nới lỏng các điều kiện tài sản bảo đảm (nhận tài sản trên đất nông nghiệp như nhà kính hay tài sản trên đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, tỷ lệ tiền vay/tài sản bảo đảm cao hơn thông thường, có thể lên tới 80% giá trị tài sản bảo đảm), cho vay không có tài sản bảo đảm khi có biện pháp quản lý dòng tiền, lãi suất thấp hơn thông thường (thấp hơn 0,5 - 1,5%/năm)…

Để giám sát hiệu quả nhằm bảo toàn vốn, hạn chế nợ quá hạn, VietinBank đã xây dựng hệ thống quy định, quy trình chặt chẽ, có phân công nhiệm vụ trách nhiệm từng phòng, ban, từng cán bộ, nhân viên trong từng khâu, từng mắt xích của quy trình cho vay (gồm giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay), kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ để thực hiện triển khai cho vay nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả, hạn chế rủi ro phát sinh.

Đến thời điểm hiện tại, VietinBank đã tài trợ vốn cho các phương án/dự án nông nghiệp công nghệ cao với dư nợ khoảng 2.000 tỷ đồng, toàn bộ đều là nợ trong hạn. Kết quả này có được một phần là do công tác quản lý dòng tiền từ dự án của VietinBank khá tốt. Đồng thời, có thể thấy, các dự án nông nghiệp công nghệ cao đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả đầy đủ gốc và lãi vay cho VietinBank.

Cam kết đồng hành dài lâu

Ông Nguyễn Đình Vinh cho biết, ở thời điểm hiện tại, khó khăn mà VietinBank phải đối mặt  khi cho vay các dự án nông nghiệp công nghệ cao là việc xác định khách hàng đáp ứng tiêu chí về dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định. Bởi tới nay, số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều. Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi, tỷ lệ phí bảo hiểm nông nghiệp đang khá cao, chính sách bảo hiểm thực hiện chưa đồng nhất, chưa mang lại lợi ích cho người sử dụng… cũng gây nhiều trở ngại.

Để khắc phục những vấn đề trên, ngoài các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao, VietinBank còn chủ động làm việc với các UBND, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương để tiếp cận danh sách các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch nhằm tìm kiếm nhiều dự án có hiệu quả để tài trợ vốn.

Ngày 7/3/2017, Chính phủ có Nghị quyết 30/NQ-CP chỉ đạo về việc triển khai gói tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Nhận định được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa ngành nông nghiệp với hàm lượng công nghệ cao, VietinBank cam kết dành nguồn vốn 10.000 tỷ đồng để tài trợ các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm luân chuyển nguồn vốn tín dụng đến tận tay cá nhân, tổ chức hoạt động nông nghiệp; cải tiến quy trình chính sách tín dụng với các sản phẩm tín dụng đặc thù cho ngành nông nghiệp, thiết kế riêng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt. VietinBank đang triển khai 12 chương trình ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp nông nghiệp, với mức lãi suất thấp hơn đến 4% so với mức lãi suất cho vay thông thường, doanh số giải ngân trên 200.000 tỷ đồng.

VietinBank khởi động dự án kiểm định mô hình đo lường rủi ro tín dụng
VietinBank vừa tổ chức Lễ ký kết và Khởi động dự án Kiểm định mô hình đo lường rủi ro tín dụng với đối tác Công ty TNHH dịch vụ thông tin...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư