
-
[Infographic] 6 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục
-
Thương mại biên giới với Trung Quốc giảm mạnh vì chính sách Zero Covid
-
Sự kiện Samsung Engineering đầu tư vào DNP Water nhận được sự quan tâm lớn từ báo giới quốc tế
-
FECON hợp tác Corio Generation; Cơm ViệtNam Rice tới châu Âu; Biti’s và Thiên Long thân thêm thân
-
Doanh nghiệp nản lòng với điện mặt trời mái nhà -
RCEP kết nối chuỗi sản xuất khu vực, thúc đẩy xuất khẩu
![]() |
Từ ngày 01/01/2016, Vietnam Airlines (VNA) đã chuyển giao đường bay Hà Nội – Điện Biên và các chuyến bay giữa Hà Nội – Vinh cho Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco) – Chi nhánh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. |
Cụ thể, Vietnam Airlines sẽ thành lập Công ty cổ phần Hàng không Vasco trên cơ sở sắp xếp lại chi nhánh đang hạch toán phụ thuộc là Công ty bay dịch vụ hàng không Vasco với vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng, quy mô đội tàu bay dưới 10 tàu.
Cơ cấu vốn điều lệ của Vasco là Vietnam Airlines 51%, hai nhà đầu tư khác sẽ nắm 48% và 1% vốn điều lệ.
Vietnam Airlines sẽ góp vốn bằng tài sản hiện hữu do Công ty Bay dịch vụ hàng không đang quản lý và khai thác, trong đó có 5 tàu bay ATR72 - 500; 3 động cơ dự phòng…Hai cổ đông còn lại sẽ góp vốn bằng tiền, tương ứng 49% vốn điều lệ (tối thiểu là 147 tỷ đồng).
Mô hình này được Vietnam Airlines đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình Công ty TNHH, đáng kể nhất là khả năng huy động vốn của thông qua phát hành cổ góp vốn không hạn chế giúp công ty cổ phần dễ dàng huy động vốn, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh; việc quản lý, điều hành và kiểm soát công ty thông qua Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Ban giám đốc đảm bảo hiệu quả, khách quan, công bằng…
Vasco sẽ tiếp tục duy trì khai thác các máy bay ATR72 đi/đến sân bay tại các địa phương chưa tiếp nhận được tàu bay phản lực thân hẹp (Côn Đảo, Cà Mau, Điện Biên, Kiên Giang) với sản lượng vận chuyển khách trong 9 tháng đầu năm là 465.659 khách, sau đó sẽ tăng lên khoảng 650.338 triệu khách vào năm 2018.
Dự kiến, Công ty mới có lãi ngay từ năm đầu với mức lợi nhuận tăng dần trong các năm tiếp theo. Hiệu quả hoạt động của Vasco cho cả giai đoạn 2016 – 2018 dự kiến đạt 1,9 tỷ đồng động. Tuy nhiên, lãi của Vasco chủ yếu đến từ doanh thu bổ trợ (quảng cáo, bán quà lưu niệm); thuê chuyến; dịch vụ tàu bay nhỏ.
Theo kế hoạch, Công ty cổ phần Vasco sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý II/2016.
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của Vietnam Airlines đã thông qua chủ trương thành lập Công ty TNHH một thành viên bay dịch vụ hàng không trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh này.
“Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện đề án và triển khai thực hiện thành lập công ty, một nhà đầu tư đã ngỏ ý được tham gia góp vốn cùng Vietnam Airlines để trờ thành thành viên sáng lập hãng hàng không mới”, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Phạm Viết Thanh cho biết.

-
Sự kiện Samsung Engineering đầu tư vào DNP Water nhận được sự quan tâm lớn từ báo giới quốc tế -
Tập đoàn FLC có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị -
Hạt nhựa HDPE Việt Nam xuất khẩu sang Philippines không bị áp thuế tự vệ -
Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng chủ lực nằm trong tay doanh nghiệp FDI -
FECON hợp tác Corio Generation; Cơm ViệtNam Rice tới châu Âu; Biti’s và Thiên Long thân thêm thân -
Giá nhiên liệu tăng đặt áp lực lên đà phục hồi lợi nhuận của Superdong - Kiên Giang -
THILOGI phát triển chiến lược “liên vùng, liên vận” tại miền Trung
-
Tập đoàn Danh Khôi - Nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam
-
“Điểm rơi” lợi nhuận bất động sản tại dự án La Queenara – The Prime
-
HSBC đánh giá Vinamilk là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất tại Đông Nam Á
-
Coca-Cola ra mắt Fanta® Hương Nho mới, bùng nổ vị ngon sảng khoái
-
Công bố Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2022
-
Cảm xúc sâu lắng cùng chương trình "Điều tuyệt vời nhất"