-
TP.HCM: Điều chỉnh tổng mức đầu tư cầu đường Nguyễn Khoái lên 3.724 tỷ đồng -
Tập đoàn PNE khai trương văn phòng tại Bình Định, thúc đẩy dự án điện gió ngoài khơi -
Quảng Bình đề xuất vị trí chọn làm nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Đà Nẵng chi hơn 241 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp 2 bệnh viện -
Bí thư Quảng Nam yêu cầu đôn đốc tiến độ Dự án Hồ chứa nước Lộc Đại -
Nền tảng sức mạnh nội sinh của Quảng Ninh
Một tàu chở container của VOSCO - đơn vị thành viên của VIMC. |
Ngày mai (25/11), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC sẽ chính thức thiết lập tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ.
Với hải trình Hải Phòng - Port Klang - Calcutta - Port Klang - Cảng Container Quốc Tế SP-ITC (Tp HCM) - Hải Phòng, trong đó tiếp nhận hàng trung chuyển từ Nhava Sheva tại Port Klang, tuyến vận tải container mới của VIMC sẽ kết nối trực tiếp hai cảng biển lớn nhất Việt Nam là cảng TPHCM và cảng Hải Phòng tới các cửa ngõ lớn nhất của Ấn Độ.
Tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ có thời gian vận chuyển cạnh tranh do rút ngắn thời gian vận chuyển so với tuyến trung chuyển qua cảng Port Kelang được hơn 10 ngày so với trước đây.
Trước đó, vào ngày 26/10, lần đầu tiên con tàu vận tải container của Việt Nam đã chạy khu vực Malacca qua Ấn Độ Dương để đưa hàng hóa đến Malaysia, Ấn Độ, thị trường xuất nhập hàng hóa, nguyên liệu lớn của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam
Do đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khiến cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên rất khó khăn.
Đặc biệt, khi toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển quốc tế bằng đường biển phải phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu vận tải nước ngoài. Số chuyến tàu ghé cảng Việt Nam giảm, lượng vỏ container luân chuyển về Việt Nam cũng giảm, kéo theo giá cước tăng đột biến.
Hiện nay, các container hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đều phải được gom về một số cảng trung chuyển quốc tế trong nước và khu vực Đông Nam Á để chuyên chở trên các tàu mẹ tới các cảng tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Việt Nam chưa mở được các tuyến vận tải container kết nối trực tiếp đến các cảng ngoài khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, cước vận chuyển đang tăng cao ở các tuyến đường dài như tuyến Châu Á - Châu Âu và Châu Á - Bắc Mỹ. Cước vận chuyển hàng hóa tại các tuyến này đã tăng khoảng 4 - 8 lần trong vòng 1 năm, tăng lên đến 20.000 USD/cont 40 feet từ mức cước 4.000 USD trước đây và phải chuyển tải tại các cảng Singapor, Hồng Kong.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam phải tăng thêm nhiều chi phí cho hoạt động logistics, trong đó có chi phí vận tải container bằng đường biển. Thời gian giao hàng cũng bị chậm trễ, kéo dài ảnh hưởng lớn tới các đơn hàng và uy tín doanh nghiệp.
Trước sức ép này, một số nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa tại Việt Nam đứng trước quyết định dịch chuyển bớt một phần dây chuyền sản xuất tới khu vực khác do chi phí nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu thành phẩm tăng cao.
Khó khăn này cũng đặt một gánh nặng chi phí rất lớn lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 còn có thể kéo dài.
Do đó, Việt Nam cần phải có giải pháp chủ động đối với một phần chuỗi cung ứng logistics đó là vận tải container bằng đường biển tuyến xa, chủ động trong vận tải hàng hóa, tránh bị chèn ép tăng giá cước của các hãng tàu ngoại.
Nhận thức được sứ mệnh của một doanh nghiệp nòng cốt trong ngành hàng hải Việt Nam, VIMC đã quyết tâm đưa đội tàu vận tải container chuyên dụng chạy tuyến kết nối trực tiếp với các cảng ngoài khu vực (không phải kết hợp với các tàu vận tải container của nước ngoài) để giảm tải áp lực vận chuyển hàng hóa và bình ổn nguồn cung vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.
Trong năm 2022, VIMC sẽ tiếp tục đầu tư đội tàu container chuyên dụng, trọng tải lớn cùng trang thiết bị hiện đại; nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, phát triển hoàn thiện mô hình quản trị để trở thành hãng tàu vận tải container mang thương hiệu quốc gia, vươn tầm khu vực và thế giới.
-
Bí thư Quảng Nam yêu cầu đôn đốc tiến độ Dự án Hồ chứa nước Lộc Đại -
Nền tảng sức mạnh nội sinh của Quảng Ninh -
Loạt động thái của Bình Định về dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam -
Quảng Ninh phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm" -
Đà Nẵng điều chỉnh Dự án Khu công viên phần mềm số 2 lên hơn 1.400 tỷ đồng -
Quảng Ninh và tiềm năng của những thành phố bên bờ biển cả -
Hơn 1 tỷ USD vốn đổ vào KCN Phú Hà Viglacera
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế