-
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại
Đây là mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2020-2025 của Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Theo đó, doanh nghiệp này kỳ vọng giữ mức tăng trưởng bình quân từ 10-15%/năm trong lĩnh vực xây lắp và trong tốp 5 nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20- 25%/năm.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex chia sẻ tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư VCG trước khi chính thức giao dịch trên sàn mới vừa được tổ chức tại TP.HCM (Ảnh: Vinaconex). |
Thành lập từ năm 1988 với tiền thân là Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài và sau 2 thập kỷ, cổ phiếu VCG Vinaconex được niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Hiện, VCG đã ngừng giao dịch tại sàn Hà Nội để chờ bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên cho 441,7 triệu cổ phiếu tại Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 29/12 sắp tới.
Với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu là 41.800 đồng, tương ứng vốn hóa thị trường của Vinaconex đạt gần 18.500 tỷ đồng.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết, sắp tới sẽ thoái vốn tại một số công ty con để tập trung vào ba trụ cột chính, nhằm theo đuổi mục tiêu đến năm 2025 doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng và lợi nhuận 2.000 tỷ đồng.
Trong đó, xây dựng và bất động sản đóng góp từ 70%-80%. Đầu tư tài chính đóng góp phần còn lại.
"Chúng tôi sẽ làm nhiều cách để tốc độ tăng trưởng phải từ 15-25% một năm", vị Chủ tịch 74 tuổi của Vinaconex nói.
9 tháng đầu năm nay, Vinaconex lãi sau thuế 1.450 tỷ đồng và dự kiến năm sau đạt mức tối thiểu khoảng 1.000 tỷ đồng.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh theo từng mảng của Vinaconex từ 2018 đến 9 tháng năm 2020 (Đvt: Tỷ đồng). Trong đó, doanh thu khác từ cung cấp dịch vụ đô thị, kinh doanh nước sạch, thương hiệu,…
STT |
Chỉ tiêu |
9 tháng 2020 |
2019 |
2018 |
1 |
Doanh thu kinh doanh BĐS |
176 |
2.063 |
1.756 |
2 |
Doanh thu sản xuất công nghiệp |
734.1 |
1.053 |
1.090 |
3 |
Doanh thu mảng giáo dục |
98.5 |
166.3 |
140.8 |
4 |
Doanh thu khác |
856.7 |
993.3 |
957.1 |
5 |
Lợi nhuận gộp |
576.4 |
1.310 |
1.210 |
Doanh thu 9 tháng đầu năm giảm 2.438 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (giảm 39%) do các đơn vị trong toàn hệ thống đều bị ảnh hưởng liên đới/ trực tiếp từ đại dịch Covid-19.
Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản trong 9 tháng năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Bù lại, trong cùng thời điểm, doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 2.700 tỷ đồng vì Vinaconex đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng Vinaconex và Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh.
Đến nay, Vinaconex đã qua 4 lần tăng vốn điều lệ và có vốn góp chi phối tại 25 công ty con, không chi phối trong 07 công ty liên doanh, liên kết và 06 công ty đầu tư tài chính với tỷ lệ vốn góp dưới 20%.
Tổng công ty này được thành lập và hoạt động theo đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần từ tháng 12/2006.
Từ năm 2018 đến 2019 là bước ngoặt với Vinaconex khi chuyển đổi cơ cấu sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối sang doanh nghiệp không còn vốn Nhà nước.
Tính đến tháng 09/2020, Công ty TNHH An Quý Hưng sở hữu 57,71% vốn Vinaconex.
An Quý Hưng là nhà đầu tư chi gần 7.400 tỷ đồng để mua được trọn lô cổ phần nói trên khi SCIC thoái vốn từ 2 năm trước.
Hiện, Vinaconex chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, với một số công trình đã tham gia thi công như trung tâm hội nghị quốc gia, nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài, cầu Nhật Tân,…
Nhưng lĩnh vực này chịu rủi ro biến động giá nguyên vật liệu khi yếu tố này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.
Theo kết quả khảo sát quý II/2020 của Tổng Cục thống kế, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hoạt động xây dựng chiếm hơn 51% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
Nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu với lĩnh vực thi công xây lắp của Vinaconex là xi măng, sắt thép, xăng dầu, …đều có xu hướng tăng lên từ tháng 02/2020 đến nay, theo khảo sát của Hiệp hội thép và Hiệp hội xi măng Việt Nam.
Theo đó, giá vốn bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu thuần của Vinaconex, theo sau là chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng vọt lên hơn 38% trong 9 tháng đầu năm 2020 do tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi).
Bảng 2: Cơ cấu chi phí sản xuất theo % của Vinaconex (hợp nhất).
STT |
Nội dung |
9 tháng 2020 |
2019 |
2018 |
1 |
Giá vốn bán hàng |
84,8 |
86,2 |
87,5 |
2 |
Chi phí bán hàng |
1,3 |
0,8 |
0,7 |
3 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
38,3 |
4,6 |
4,5 |
4 |
Chi phí tài chính |
5,9 |
3,2 |
3 |
5 |
Chi phí khác |
0,8 |
0,3 |
0,4 |
Lĩnh vực tư vấn thiết kế là một trong những lĩnh vực ra đời sau của Vinaconex nhưng lại có bước phát triển nhanh. Cùng với đó, nhiệm vụ chính của Tổng công ty này từ khi ra đời đến nay là cung cấp, quản lý lực lượng chuyên gia, lao động xây dựng đi làm việc ở nước ngoài.
Đơn vị này tự tin là 1 trong những đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong 30 năm qua, với hơn 100.000 lượt. Riêng trong năm 2018 và 2019 đã đưa khoảng 1.500 xuất khẩu lao động.
Cùng với đó, Vinaconex còn mở hệ thống giáo dục đào tạo từ cấp mầm non đến trung học phổ thông từ 2005 và quản lý 2 trường đào tạo nghề như trường Trung cấp nghề kỹ thuật xây dựng và nghiệp vụ cùng trường trung cấp xây dựng Thanh Hoá.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex khẳng định, dù Tổng công ty hoạt động đa ngành “nhưng chỉ trong xây dựng chứ không lan sang lĩnh vực khác”.
Hiện, mảng đầu tư dự án được xem như một thế mạnh của Tổng công ty. Hầu hết các dự án do Vinaconex làm chủ đầu tư đều là những dự án có quy mô lớn và đòi hỏi phải có lượng vốn lớn.
Do vậy, Vinaconex có thể phải đối mặt với một số rủi ro về tính khả thi của dự án, huy động vốn,…
Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng, đại diện Vinaconex cho biết sẽ tăng vốn nhưng lộ trình có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp nhu cầu vốn từng thời điểm.
So sánh hoạt động kinh doanh của Vinaconex với một số doanh nghiệp trong ngành (Nguồn: Báo cáo bạch của Vinaconex) |
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu xây lắp tại Việt Nam có thể dẫn đến tình trạng giảm giá nhận thầu, cạnh tranh không lành mạnh và thi công không đảm bảo chất lượng.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp này cũng gặp phải sự cạnh tranh giữa các đối thủ như Tập đoàn Hoà Phát, Hoa Sen, xi măng Hà Tiên 1,…
Cùng với đó, Vinaconex còn phải đối mặt với rủi ro về cạnh tranh cùng các đối thủ trong ngành như Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hoà Bình, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Ricons,…
Chỉ tiêu ROE của VCG năm 2019 (11,5%) còn thấp hơn mức bình quân của một số doanh nghiệp cùng ngành (14,1%), phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chưa đạt mức bình quân tương đồng.
Dù đang sở hữu quỹ đất gần 2.000 hecta tại nhiều địa phương nhưng thực tế, quỹ đất trung tâm tại các đô thị ngày càng hạn hẹp.
Các doanh nghiệp có tiềm lực đều chạy đua mở rộng thị trường tại các miền đất vàng có quỹ đất lớn, tiềm năng, đặc biệt là khu vực trước đây chưa được chú ý nhiều như Tây Nguyên, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu,…
Việc tìm kiếm các dự án có quỹ đất lớn và đầy đủ pháp lý tại các tỉnh thành của Vinaconex cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh và khó khăn trong công tác tìm kiếm phát triển dự án mới.
Doanh thu thuần năm sau của Tổng công ty này dự kiến tăng hơn 88,3% so với năm 2020 (khoảng hơn 5.400 tỷ đồng) vì doanh thu xây lắp tăng mạnh dựa trên các hợp đồng đã ký từ nửa cuối năm nay như các dự án đường bộ cao tốc tuyến Bắc Nam, thuỷ điện Đăk Ba, bệnh viện K cơ sở Quán sứ,…
Tính đến cuối tháng 08/2020, Vinaconex có hơn 15.600 nhân viên, trong đó, trên 54% ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex sinh năm 1946 là kỹ sư xây dựng.
Hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Cotana, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Giáo dục Lý Thái Tổ và thành viên HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex.
-
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
-
Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
Khối ngoại mua ròng trở lại sau tháng ròng rã bán, VN-Index giằng co quyết liệt -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị