Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Vinamilk tái cấu trúc giành thế áp đảo
Bảo Giang - 17/04/2017 15:21
 
Tiên phong từ bỏ Ban Kiểm soát để “linh hoạt” mô hình quản trị; tiếp tục đầu tư vào sản phẩm có giá trị gia tăng, giữ vững mở rộng thị phần; Đầu tư phát triển mạng lưới phân phối; Tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Mũ-Úc-New Zealand để tăng cường năng lực sản xuất và nguồn nguyên liệu sữa nhằm giữ vững vị thế dẫn đầu công nghiệp sữa tại Việt Nam và hiện thực hóa mục tiêu đưa Vinamilk vào Top 50 công ty sản xuất sữa lớn nhất thế giới là 4 chủ đề chính được nhà đầu tư quan tâm thảo luận tại Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua.
TIN LIÊN QUAN

Tiểu ban kiểm toán sẽ thay thế mô hình Ban kiểm soát

Một trong những chủ đề lớn nhất thu hút không chỉ sự quan tâm của nhà đầu tư mà còn của cộng đồng doanh nghiệp niêm yết là lần đầu tiên VNM nói riêng và một doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn của thị trường nói chung tiên phong bỏ mô hình Ban Kiểm soát (BKS).

.
.

Trả lời thắc mắc của nhà đầu tư về lý do chuyển đổi mô hình, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk chia sẻ, Vinamilk không tiên phong lập mô hình mới mà Vinamilk tiên phong triển khai mô hình tiên tiến của thế giới và đã được quy định trong Luật doanh nghiệp 2015 ra đời và có hiệu lực từ 1/7/2015. Trong luật này, Việt Nam lần đầu tiên thừa nhận và đưa vào luật (Điều 134) một mô hình quản trị công ty "kiểu mới", mà phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng, đó là Mô hình một cấp, không có BKS. Nhưng trên thực tế chưa có văn bản hướng dẫn thực hành nên mô hình chưa đi vào thực tế và sau quá trình nghiên cứu và thảo luận, Vinamilk nhận thấy mô hình này phù hợp với quy mô và định hướng phát triển mới của Vinamilk.

Phân tích thêm về mô hình này, một chuyên gia tài chính chia sẻ bên lề đại hội cho biết, một là Mô hình một cấp (1-tier board) bao gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban giám đốc (BGĐ), có Uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Mô hình này không có Ban kiểm soát, nhưng có các thành viên HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát, nắm giữ Uỷ ban Kiểm toán (Audit Committee - AC). Thứ hai là Mô hình hai cấp (2-tier board) bao gồm Đại hội cổ đông, HĐQT, BGĐ và BKS. “Điểm mấu chốt trong cả hai mô hình quản trị này là vai trò của Bộ phận giám sát. Mô hình hai cấp với BKS đã quá quen thuộc với Việt Nam. Nhưng thế giới không còn mấy quốc gia dùng” vị chuyên gia này bình luận.

Trên thực tế, vai trò BKS quy định trong Luật doanh nghiệp 2015 rất lớn, đảm bảo việc giám sát thực thi hoạt động và quyền lợi của nhà đầu tư, nhưng thực tế theo các khảo sát của IFC cho thấy, BKS không đáp ứng được vai trò giám sát, hay nói cách khác khi bình luận về tính hiệu lực “đây chỉ là “con hổ giấy”. Chính vì chỉ là “hổ giấy” nên vai trò của BKS gần như bị “vô hiệu hóa”, thành viên BKS không tiếp cận được thực tế quản trị; không được cung cấp nguồn lực, thông tin nên tính hiệu quả không cao là điều tất nhiên. Do vậy, Vinamilk đưa BKS trở thành tiểu ban kiểm toán chẳng qua chỉ là “trả lại đúng tên cho em” vị chuyên gia này dí dỏm bình luận.

Để triển khai mô hình này trong năm tài khóa mới, hai điểm mới được đưa ra tại ĐHĐCĐ là Vinamilk tăng số lượng thành viên HĐQT từ 6 người như nhiệm kỳ trước đã được Vinamilk đề xuất tăng lên 9 người nhằm thực hiện các nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị theo mô hình mới và xuất hiện các nhân sự mới trong HĐQT. Đáng chú ý có sự xuất hiện lần đầu tiên của ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT của CTCP Coteccons và ông Đỗ Lê Hùng, Giám đốc kiểm toán và kiểm toán nội bộ của Big C. Đồng thời, Chủ tịch HĐQT sẽ là thành viên độc lập và nắm giữ vai trò chủ nhiệm Tiểu ban kiểm toán. Đây là tiểu ban trực thuộc HĐQT, có tính độc lập cao, quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, thực hiện chức năng giám sát HĐQT và BGĐ. “Với mô hình mới, các thành viên độc lập của Tiểu ban kiểm toán và Kiểm toán nội bộ có đầy đủ quyền lực, có nguồn lực và vị thế độc lập để thực hiện tốt vai trò giám sát HĐQT và BGĐ tốt hơn và tạo tiền đề gia tăng giá trị cho Vinamilk trong hiện tại và tương lai” bà Mai Kiều Liên khẳng định.

Mở rộng thị phần

Một chủ đề khác được thảo luận tại ĐHĐCĐ là hiện thực hóa mục tiêu giữ vị thế số một của ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam và đưa Vinamilk vào Top 50 công ty sản xuất sữa lớn nhất thế giới. Chia sẻ về các định hướng chiến lược để hiện thực hóa mục tiêu này, bà Mai Kiều Liên cho biết, Vinamilk sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong và ngoài nước. Với thị trường nội địa, Vinamilk đầu tư để thành công ở ngành sữa Việt Nam: Giành thế dẫn đầu áp đảo ở tất cả các ngành hàng sữa; phát triển thị trường với sự đổi mới và hỗ trợ; tạo ra những năng lực để thắng lợi ở mảng ngành hàng lạnh; phát triển kênh bán hàng mới.

Ở bình diện khu vực và quốc tế, mục tiêu của Vinamilk là trở thành công ty sữa tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất tại Đông Nam Á, đi đầu trong đổi mới sáng tạo: Đầu tư vào các thị trường đang phát triển và mới nổi tại Đông Nam Á để xây dựng các công ty con thành công thông qua việc M&A và hợp tác. Tìm kiếm cơ hội tại Mỹ và khu vực Úc – New Zealand để tăng cường năng lực sản xuất và nguồn nguyên liệu sữa.

Ngoài sản xuất sữa, một lĩnh vực đầu tư mới được bà Mai Kiều Liên ví von là “Vinamilk đang gieo mầm cho sự phát triển tương lai”, chính là bắt đầu đầu tư có chọn lọc vào các ngành hàng và kênh phân phối sẽ trở thành trụ cột cho tăng trưởng trong 10 – 20 năm tới. Cụ thể trước ĐHĐCĐ, ngoài việc duy trì và phát triển mạng lưới bán lẻ lâu nay, Vinamilk đã bất ngờ hợp tác với FPT Retail triển khai hệ thống chuỗi cửa hàng chuyên doanh sữa Vinamilk trên toàn quốc. Sự kết hợp giữa chuỗi 150 cửa hàng bán lẻ sữa của Vinamilk cùng chuỗi 350 cửa hàng bán lẻ điện tử của FPT (FPT Shop và F.Studio của FPT) để mở rộng chuỗi cửa hàng giới thiệu và chuyên doanh sản phẩm sữa Vinamilk được các chuyên gia bình luận “hôn phối” của hai thương hiệu sẽ giúp tối đa hóa các thế mạnh của mỗi thương hiệu trong sản xuất và phân phối, bán lẻ.

Tổng doanh thu mục tiêu và tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của Vinamilk
- Tổng doanh thu mục tiêu nắm là 80.000 tỷ đồng; trong đó, doanh thu nội địa 61.000 tỷ đồng (chiếm 75%), doanh thu tại các thị trường nước ngoài 19.000 tỷ đồng (chiếm 25%)
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước: 10%/năm, bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường.
Tổng mức đầu tư
- Tổng mức đầu tư dự kiến vào tài sản cố định, bao gồm đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư vào các trang trại Vinamilk là 17.000 tỷ đồng.
- Công suất sản xuất bình quân của Vinamilk sẽ tăng lên 2,8 triệu tấn/năm vào năm 2021, tăng 70% so với công suất bình quân năm 2016.
- Tính đến năm 2021, tổng số lượng đàn bò tại các trang trại của Vinamilk dự kiến đạt 44,400 con. Lượng sữa thu mua từ các trang trại Vinamilk đạt 157.000 tấn, và lượng sữa thu được từ các hộ nông dân đạt 251.000 tấn.

Kế hoạch năm 2017

Kế hoạch doanh thu – lợi nhuận hợp nhất năm 2017 như sau:

(ĐVT: tỷ đồng)



Tăng trưởng

Kế hoạch 2017

Thực hiện 2016

tỷ đồng

%

Doanh thu

51.000

46.965

4,035

8%

Lợi nhuận trước thuế

11.800

11.238

562

5%

Lợi nhuận sau thuế

9.735

9.364

371

4%

Ghi chú: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân của Vinamilk năm 2017 đang ước tính ở mức 17,5%, cao hơn mức 16.7% năm 2016.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư