-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Loại Vinataba và Điện ảnh Hà Nội khỏi danh mục cổ phần hóa
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt danh mục 93 doạnh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Trước đó, vào tháng 7/2017, công văn 991/TTg-ĐMDN do Thủ tướng phê duyệt lần đầu tiên công bố danh mục 127 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa (hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu) theo từng năm giai đoạn 2017-2020.
Danh mục thoái vốn trước đây đặt mục tiêu cổ phần hóa 44 doanh nghiệp trong năm 2017, 64 doanh nghiệp năm 2018, 18 doanh nghiệp năm 2019 và 1 doanh nghiệp trong năm cuối lộ trình. Tuy nhiên, khi lộ trình mục tiêu đã đi về những chặng phía cuối, danh mục cổ phần hóa đến năm 2020 vẫn còn tới 93 doanh nghiệp.
Trong các nhóm ngành, tiến độ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp lĩnh vực cấp nước diễn ra nhanh nhất, từ 21 doanh nghiệp hiện chỉ còn 9 doanh nghiệp chưa thực hiện cổ phần hóa như Nước sạch Hà Nội, Nước sạch Hà Đông,Cấp nước Tiền Giang và công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng, Cấp thoát nước Kiên Giang…
Một số doanh nghiệp nhà nước không còn trong danh mục cổ phần hóa như Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam – Công ty mẹ (Vinataba) và Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội, đơn vị đang quản lý Rạp tháng 8 nằm tại vị trí đắc địa tại khu vực nội đô thành phố Hà Nội.
Việc dừng cổ phần hóa Vinataba cũng từng được nhắc đến do vướng những quy định trong Điều 21 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá về việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá. Phía UBND thành phố Hà Nội trước đây cũng cho biết đang rà soát điều chỉnh phương án sắp xếp doanh nghiệp này.
Giảm sở hữu Vàng bạc đá quý Sài gòn xuống dưới 50%
Trong khi danh mục trước đây phân nhóm các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo từng năm, danh mục lần này nêu phân rõ các doanh nghiệp theo tỷ lệ sở hữu mục tiêu, gồm mức sở hữu trên 65%, sở hữu 50-65% và sở hữu dưới 50%.
Theo danh mục cổ phần hóa vừa được Thủ tướng công bố, từ nay đến hết năm 2020, Nhà nước sẽ cổ phần hóa và tiếp tục sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với Agribank, Vinacomin, Vinafood 1 và một doanh nghiệp Khoáng sản thuộc sở hữu UBND Thừa Thiên Huế.Dự kiến sẽ có hơn 2/3 danh mục cổ phần hóa là các doanh nghiệp mà Nhà nước dự định nắm giữ từ 50-65% vốn. Danh sách này gồm nhiều tổng công ty lớn như Vinacafe, Mobifone, VNPT, Vinachem…
UBND Hà Nội được giao hoàn tất cổ phần hóa tại 11 doanh nghiệp gồm Transerco, Handico, UDIC, Hapulico một loạt công viên, công ty cấp nước… với mục tiêu giảm sở hữu về mức 50-65% cổ phần. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, danh mục cổ phần hóa và tiếp tục giữ cổ phần chi phối ở tỷ lệ trên cũng có đến 36 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lớn chờ cổ phần hóa là SaigonTourist, Satra, Sagri hay Tổng công ty Bến Thành….
Trong danh sách cổ phần hóa, chỉ 27 doanh nghiệp Nhà nước dự kiến không còn sở hữu chi phối. Một số doanh nghiệp nhà nước chưa có trong danh mục cổ phần hóa hồi năm 2017 đã được bổ sung thêm và nằm trong nhóm sở hữu dưới 50% gồm In Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh và Đầu tư & Phát triển HPI đều đang do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sở hữu cổ phần.
Danh sách này còn gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Genco 1, Genco 2 là các tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực phát điện thuộc EVN; VTC; In Bao bì Liksin... Vàng bạc đá quý Sài gòn (SJC), doanh nghiệp trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng là đơn vị được NHNN độc quyền giao sản xuất vàng miếng cũng sẽ giảm sở hữu xuống dưới mức chi phối.
Tháng 8/2018, theo thông báo của Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 8 doanh nghiệp gồm SJC cùng In - Bao bì Liksin, 6 công ty dịch vụ công ích các quận huyện sẽ được cổ phần hóa trong năm 2019. Tuy nhiên, qua gần 9 tháng, tiến độ cổ phần hóa vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiệm vụ trên vai thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, bộ ngành còn rất lớn nếu muốn hoàn tất danh mục cổ phần hóa trên vào năm 2020.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025