-
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024
Giấc mơ trà Việt
Cuối tháng 10/2016, tại văn phòng Vinatea, ông Lại Cao Lê, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatea hào hứng chia sẻ về hàng loạt mẫu mã sản phẩm mới mà Tổng công ty đã hoàn tất khâu thiết kế, sản xuất…, đang trong giai đoạn sẵn sàng tung hàng lớn ra thị trường.
“Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới, nhưng doanh thu từ chè vẫn còn quá nhỏ. Đó là điều vô lý đã tồn tại hàng chục năm qua, và chúng tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phải xóa bỏ điều vô lý ấy”, ông Lê nói. Theo ông Lê, có 3 lý do lớn khiến chè Việt Nam chưa đạt được vị thế phù hợp với tầm của mình, đó là chất lượng, thương hiệu và hệ thống phân phối.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới |
Trước hết, chất lượng chè trong quá khứ chưa đảm bảo an toàn trên mọi sản phẩm, do quy trình chưa được chuẩn hóa. “Xã hội ngày một đánh giá cao và có tiêu chuẩn khắt khe với sản phẩm xanh, sạch, đặc biệt với nhóm hàng thực phẩm, đồ uống. Chính vì vậy, ngay từ khi tiếp quản Vinatea, công ty mẹ là Công ty cổ phần GTNFoods đã mời các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Ấn Độ… đến tư vấn và chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, giám sát chặt chẽ quy trình trồng, thu hoạch và chế biến, để tạo ra sản phẩm đồng đều cao nhất ở mặt chất lượng, theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Lê nói.
Ông Lê cho biết, Vinatea đã ký hợp đồng với ông Gangan Boriah, chuyên gia số 1 về trà đến từ Darjeeling (Ấn Độ), người có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này và hiện là thành viên giám sát cấp cao của Hiệp hội Phát triển trà bền vững Ấn Độ, thành viên Hội đồng Tư vấn và Các chương trình phát triển Trà bền vững Ấn Độ. Ông Gangan Boriah sẽ tư vấn một số cải cách, nhằm đảm bảo cho Vinatea phát triển bền vững, tối ưu hóa hiệu quả và nâng giá bán tương ứng với chất lượng sản phẩm.
Vấn đề thứ hai mà Vinatea đang đầu tư rất mạnh là xây dựng và phát triển thương hiệu trà Việt ở cả trong nước và trên thế giới. Do đặc điểm về thuế nhập khẩu tại các nước và việc chưa đầu tư xứng đáng cho phát triển thương hiệu, nên những năm qua, chè Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu ở dạng chè nguyên liệu bán cho các nhà máy, để họ chế biến hoặc đóng gói bán ra thị trường. Điều này dẫn đến biên lợi nhuận của Tổng công ty ở mức rất thấp và thương hiệu ngày một mai một.
“Hiện tại, bên cạnh việc duy trì các hoạt động cũ, chúng tôi đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm mang dấu ấn riêng của Vinatea với nhiều nhóm sản phẩm để phù hợp cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời, xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm mới. Tôi hy vọng, nỗ lực nâng chuẩn chất lượng ở mức cao nhất, cùng việc đổi mới hình thức, sẽ là động lực giúp Vinatea nhận được sự chào đón của khách hàng nhiều hơn nữa. Khi bán được sản phẩm nhiều hơn, thì đó là lúc thương hiệu Vinatea được nâng tầm và Tổng công ty tăng biên lợi nhuận hoạt động”, ông Lê nói.
Về vấn đề phát triển thương hiệu, ông Lê cho biết, hiện tại, Vinatea đang đẩy mạnh đội ngũ bán hàng và phát triển kênh phân phối trong và ngoài nước. Theo ông Lê, sản phẩm dù có chất lượng rất tốt, bao bì sản phẩm đẹp, marketing đẩy mạnh, nhưng nếu không phát triển tốt kênh phân phối, thì tất cả các nỗ lực khác cũng không biến thành hiệu quả kinh doanh.
“Rất may mắn là từ sau cổ phần hóa, nhiều đối tác khi tiếp xúc với Vinatea đã rất ấn tượng với những thay đổi của chúng tôi. Đó là lý do Vinatea đã có khách hàng đặt mua hết sản phẩm năm 2016 ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, với chúng tôi đó chỉ là thành công bước đầu”, ông Lê chia sẻ những thành tựu bước đầu đạt được.
Những ước mơ vị nhân sinh
Nỗ lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, theo ông Lê, đó không chỉ là câu chuyện về hiệu quả kinh doanh cho cổ đông, về giấc mơ thương hiệu Việt trên trường quốc tế, mà còn là những mong ước rất nhân bản mà Ban lãnh đạo Vinatea chia sẻ.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, một thành viên Ban lãnh đạo Vinatea chia sẻ: “Khi chúng tôi về thăm bà con nông dân trồng chè, chúng tôi cảm nhận được những kỳ vọng mà họ đang trông đợi vào mình. Nếu mình làm tốt, đời sống bà con nông dân sẽ được cải thiện. Vì thế, trong mỗi cuộc họp giao ban, chúng tôi đều tự nhủ phải làm tốt hơn nữa, vì đó còn là cuộc sống của hàng ngàn người dân địa phương”.
-
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ 5-20%
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land