Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 02 tháng 12 năm 2024,
VN-Index giảm nhẹ sau 2 phiên tăng liên tiếp
Minh Khôi - 07/11/2024 16:50
 
​​VN-Index giảm nhẹ trong phiên ngày 7/11, mất mốc 1.260 điểm bởi áp lực bán xuất hiện ở nhiều nhóm cổ phiếu trụ như ngân hàng, phân bón và chứng khoán.

Sau phiên tăng mạnh nhờ dòng tiền rót vào nhóm bất động sản khu công nghiệp, nhiều chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời bởi thị trường có thể sớm chịu áp lực điều chỉnh khi nhiều cổ phiếu rung lắc tại đỉnh. 

Thực tế phiên giao dịch 7/11 cũng chứng minh nhận định này khi chỉ số tăng đầu phiên nhưng đóng cửa trong sắc đỏ. Cụ thể, VN-Index có thời điểm tăng hơn 6 điểm so với tham chiếu sau giờ mở cửa, vượt 1.267 điểm. Tuy nhiên, áp lực xả hàng tăng vọt trong những phút cuối khiến chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đảo chiều về dưới tham chiếu và mất gần 2 điểm khi đóng cửa, xuống 1.259,75 điểm.  

Độ rộng thị trường lệch về bên giảm với 193 cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ, trong khi lượng cổ phiếu tăng chỉ 165 mã. VN30 rơi vào trạng thái tương tự khi cổ phiếu giảm lên đến 20 mã, gấp 4 lần cổ phiếu tăng.

Hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng chốt phiên trong trạng thái tiêu cực. BID là mã ghì VN-Index xuống mạnh nhất khi giảm 0,94% xuống 47.600 đồng. Tiếp đến, CTG giảm 0,84% xuống 35.600 đồng, VPB giảm 0,76% xuống 19.700 đồng, EIB giảm 1,29% xuống 19.200 đồng, HDB giảm 0,57% xuống 26.250 đồng và TPB giảm 0,88% xuống 16.800 đồng.

Sau phiên dậy sóng hôm qua, cổ phiếu ngành bất động sản khu công nghiệp có dấu hiệu hạ nhiệt khi hầu hết xoay chiều xuống dưới tham chiếu. Cụ thể, VGC giảm 1,1% xuống 42.350 đồng, còn KBC giảm 0,2% xuống 28.800 đồng.

Nhóm phân bón chịu áp lực bán quyết liệt khi DCM giảm 1,2% xuống 36.750 đồng, DPM giảm 0,7% xuống 33.700 đồng và BFC giảm 0,5% xuống 37.350 đồng.

Tương tự, nhóm chứng khoán cũng gây áp lực lớn lên chỉ số khi những cổ phiếu trụ là VDS giảm 1,2% xuống 19.900 đồng, BSI giảm 1% xuống 47.900 đồng, VCI giảm 0,9% xuống 34.650 đồng và AGR giảm 0,8% xuống 18.200 đồng.

Ở chiều ngược lại, VCB lội ngược dòng khi tăng 0,32% lên 93.200 đồng và trở thành trụ đỡ của thị trường trong phiên hôm nay. Đáng chú ý, VTP là mã duy nhất tăng kịch trần trong danh sách tác động nhiều nhất đến VN-Index, lên vùng giá lịch sử 102.100 đồng và chốt phiên trong tình trạng không có bên bán. 

Nhóm bất động sản góp phần không nhỏ trong việc giúp VN-Index tránh được một phiên giảm sâu khi phần lớn cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, DXS tăng hết biên độ lên 6.220 đồng và khép lại phiên hôm nay trong trạng thái trắng bán. Tiếp đến, NVL tăng 3,8% lên 10.800 đồng, HPX tăng 2,9% lên 5.050 đồng và NBB tăng 2,5% lên 25.000 đồng.

Sàn HoSE ghi nhận hơn 499 triệu cổ phiếu được sang tay thành công, giảm 68 triệu đơn vị so với phiên hôm qua. Giá trị giao dịch theo đó đạt 12.481 tỷ đồng, giảm 1.705  tỷ đồng so với phiên trước và nối dài phiên thứ 25 giá trị giao dịch dưới 20.000 tỷ đồng. Rổ vốn hoá lớn đóng góp vào thanh khoản khoảng 5.339 tỷ đồng, tương ứng gần 158 triệu cổ phiếu được khớp lệnh thành công.

VHM dẫn đầu về thanh khoản với giá trị hơn 664 tỷ đồng (tương ứng 16 triệu cổ phiếu). Con số này vượt xa các cổ phiếu xếp sau là FPT xấp xỉ 485 tỷ đồng (tương ứng 3,6 triệu cổ phiếu) và HPG hơn 433 tỷ đồng (tương ứng 16 triệu cổ phiếu).

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay. Cụ thể, nhóm này bán ra gần 57 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.884 tỷ đồng trong khi chỉ giải ngân 1.493 tỷ đồng để mua khoảng 49 triệu cổ phiếu. Giá trị bán ròng theo đó gần 391 tỷ đồng.

Khối ngoại xả hàng ồ ạt cổ phiếu VHM với giá trị bán ròng gần 104 tỷ đồng, tiếp đến là MSN gần 86 tỷ đồng và CMG hơn 67 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh cổ phiếu MWG với giá trị ròng 48 tỷ đồng. STB xếp tiếp theo khi hút ròng khoảng 43 tỷ đồng, sau đó đến TCB 41 tỷ đồng.

Chào bán chứng khoán ra công chúng: Cần kiểm toán vốn góp trong 5 năm
Đây là nội dung tại Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán được Quốc hội thảo luận tại Hội trường sáng 7/11.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư