
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
Với phiên tăng hết biên độ, cổ phiếu VND đã leo lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 9 năm ngoái. Vốn hóa thị trường tương ứng tăng lên mức 23.500 tỷ đồng, qua đó đưa VNDIRECT trở lại câu lạc bộ tỷ USD sau gần 9 tháng. So với thời điểm cuối tháng 4, giá trị vốn hóa của CTCK này đã tăng thêm gần 5.800 tỷ đồng, tương đương khoảng 30%.
Ngay từ phiên sáng, cổ phiếu VND của CTCK VNDIRECT đã có sự bứt phá vượt trội khi xanh mạnh, thông tin được lan truyền nhanh trên thị trường về việc VND sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài, giá phát hành quanh vùng 29.000 đồng/cp. Thông tin chưa được xác nhận này nhanh chóng được chia sẻ và “tiếp sức” tâm lý cho những nhà đầu tư đã cầm cổ phiếu hoặc có ý định mua mới VND trong phiên nay.
Theo công bố tờ trình đại hội cổ đông sắp tới, VND sẽ trình cổ đông 4 phương án phát hành thêm cổ phiếu, với tổng số lượng cổ phiếu lên đến hơn 523,65 triệu đơn vị.
Một là, VND muốn phát hành hơn 243,56 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 1-5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán căn cứ vào giá trị sổ sách và giá thị trường tại thời điểm việc thực hiện việc chào bán (phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp trên nguyên tắc giá chào bán không thấp hơn giá bình quân giá đóng cửa 10 phiên liên tiếp trước ngày HĐQT thông qua nghị quyết về việc triển khai chào bán cổ phiếu riêng lẻ).
Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư sẽ là đáp ứng tiêu chí nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; có năng lực tài chính mạnh; và/hoặc có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, tài chính, chứng khoán và/hoặc công nghệ.
Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Nguồn vốn huy động được mở rộng năng lực, bao gồm bổ sung 20% cho vay margn; 50% cho hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá trên thị trường; 20% cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; 10% cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm
Hai là, chào bán cho cổ đông hiện hữu 243,568 triệu cổ phiếu (tương ứng 20%số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm thông qua Phương án phát hành), với giá chào bán 10.000 đồng/cp, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1. VND sẽ thực hiện trong năm 2023 và/hoặc năm 2024, sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nguồn vốn thu được từ đợt chào bán này dự kiến phân bổ 40% cho vay margin; 20% cho hoạt động đầu tư các giấy tờ có giá; 20% cho hoạt động bảo lãnh phát hành; 20% cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm.
Ba là, chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động 24,35 triệu cổ phiếu, giá chào bán 10.000 đồng/cp, thời gian thực hiện từ 2023 đến hết năm 2024.
Bốn là, phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động 12,18 triệu cổ phiếu, thời gian thực hiện từ 2023 đến hết năm 2024.
Nếu thực hiện thành công các đợt chào bán và phát hành trên, vốn điều lệ của VND sẽ tăng gấp rưỡi từ gần 12.200 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất sàn.
Năm 2023, VND dự kiến sẽ trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2.000 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm trước.
Kế hoạch kinh doanh được xây dựng trên kịch bản cơ sở với dự báo Fed sẽ duy trì lãi suất 5-5,25% đến cuối năm; Xung đột Nga – Ukraine hạ nhiệt; Mỹ và Châu Âu có thể suy thoái nhẹ nhưng sẽ phục hồi từ năm 2024.
Trong nước, VNDIRECT kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng, Chính phủ ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong đó, giải ngân đầu tư công là động lực chính.
VND dự báo tăng trưởng GDP có thể thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ, ở mức 5-5,5% và lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 4,5%. Tỷ giá VND/USD được dự báo trong khoảng 24.000-25.000, tăng 2-6% so với cuối năm 2022.
VND kỳ vọng các vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản có phương hướng xử lý (giãn nợ, cơ cấu nợ, các quy định pháp luật hướng dẫn thực hiện,...).
Theo dự báo VND, VN-Index sẽ dao động trong khoảng 900-1200 điểm, thị trường đi ngang hoặc biến động nhẹ với thanh khoản trên sàn HOSE quanh mốc 12.000-15.000 tỷ đồng/phiên.

-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt