-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
Các nhà máy của VNSteel điều tiết sản xuất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường |
Thách thức gia tăng
Lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia, nhất là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam sẽ gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước này. Ngành thép đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường xuất khẩu khi kinh tế Mỹ và nhiều nước có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế của doanh nghiệp.
Mặt khác, khi các doanh nghiệp không xuất khẩu được, sẽ đẩy mạnh bán hàng tại thị trường trong nước, khiến áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép tại thị trường nội địa vẫn rất thấp, khi những điểm nghẽn về chính sách để phục hồi thị trường bất động sản chưa được tháo gỡ.
“Cạnh tranh về giá thép thành phẩm nội địa năm 2023 vô cùng khốc liệt khi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách phục hồi sản lượng và cải thiện kết quả lợi nhuận”, lãnh đạo VNSteel chia sẻ.
Với riêng VNSteel, thách thức còn nhân lên khi năng lực sản xuất không tăng, công nghệ thiết bị chưa có đổi mới, trong khi các đối thủ không ngừng mở rộng quy mô sản xuất với công nghệ hiện đại và khép kín, đồng thời có vị trí thuận lợi về giao thông.
Tại thị trường nội địa, các đơn vị thuộc VNSteel tuy vẫn giữ được hệ thống nhà phân phối/khách hàng (NPP), nhưng thị phần tại hầu hết địa phương đều bị suy giảm, vì các đối thủ đều tăng cường thâm nhập hệ thống NPP, phát triển thêm NPP tại cùng địa phương để cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu trong hệ thống của Tổng công ty.
Tại thị trường xuất khẩu, việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế và bị động, các đơn vị mới chỉ tập trung khai thác các thị trường truyền thống, trong khi nhiều đối thủ đã phát triển đa dạng thị trường và sản phẩm xuất khẩu.
Trong khi đó, chính sách bán hàng của các đơn vị trong hệ thống cũng bị hạn chế so với các doanh nghiệp tư nhân. Do tỷ lệ vốn nhà nước cao, nên các đơn vị chịu nhiều quy định ràng buộc về việc phải đảm bảo hiệu quả, bảo tồn vốn. Nhiều thời điểm trong năm, các đơn vị phải xem xét điều tiết giảm sản xuất để đảm bảo hiệu quả, không thể chạy theo thị phần, dẫn đến hiệu quả giảm sút.
Đặc biệt, Tổng công ty phải tập trung rất nhiều nguồn lực để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn II Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco2) và Dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai của VTM.
Tập trung hóa giải
Trong bối cảnh như vậy, VNSteel ưu tiên kiểm soát rủi ro, tập trung vốn và nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính và có hiệu quả cao; phấn đấu năm 2023 đạt mục tiêu sản lượng thép thành phẩm các loại trên 3,4 triệu tấn. Các nhà máy trong hệ thống Tổng công ty điều tiết sản xuất linh hoạt nhằm phát huy tối đa công suất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường.
Toàn hệ thống VNSteel được quán triệt tăng cường công tác nắm bắt và phân tích thị trường trong và ngoài nước, không để bị ảnh hưởng thiếu hụt nguyên vật liệu; nhạy bén và thận trọng trong việc phân tích đánh giá thị trường để cân đối mức tồn kho hợp lý, không để tồn kho dâng cao làm tăng chi phí tài chính. Cùng với đó, tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng, dòng sản phẩm để kịp thời cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh theo tín hiệu của thị trường. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Tổng công ty trong việc kiểm soát, đánh giá khách hàng khi thực hiện bán hàng trả chậm nhằm quản lý tốt công nợ phải thu; không để phát sinh nợ khó đòi, phát sinh chi phí dự phòng.
Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, đánh giá lại chính sách bán hàng và hệ thống phân phối để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, xây dựng hệ thống phân phối có tính ổn định và phát triển lâu dài; tập trung và đẩy mạnh có hiệu quả liên kết hệ thống qua các đơn vị của VNSteel.
Khó khăn sẽ dần được hóa giải khi nền kinh tế từng bước phục hồi, lấy lại đà phát triển. Với VNSteel, hành trình tái cơ cấu còn rất dài, nhưng cũng đã từng bước có chuyển biến tích cực, nhất là gần đây, Chính phủ đã có kết luận về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Dự án Giai đoạn II của Tisco và Công ty VTM. Xử lý dứt điểm những tồn tại ở các dự án kém hiệu quả, sẽ giúp Tổng công ty có nguồn lực để đầu tư mới, cải thiện năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường.
-
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty -
Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago -
GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024