-
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc
Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội vừa giúp người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vừa đẩy lùi tín dụng đen. |
Theo Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh và nhu cầu đời sống của người dân, doanh nghiệp, góp phần cùng với Bộ Công an nỗ lực đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.
Một yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi tín dụng đen, hỗ trợ người dân có nguồn vốn kịp thời là các chương trình cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hiện tại, bên cạnh nguồn vốn tín dụng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai hàng chục chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.
Tính đến ngày 30/9/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 223.207 tỷ đồng, với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai trên 20 chương trình tín dụng chính sách. Chất lượng tín dụng luôn được chú trọng nâng cao. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 1%/tổng dư nợ (hiện nay là 0,7%).
Nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, thời gian vay dài để phát triển kinh tế gia đình. Chẳng hạn, gia đình ông Bùi Văn Lực (xóm Khoang, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có 3 người con, cuộc sống gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo trong nhiều năm liền. Năm 2012, gia đình ông Lực tiếp cận vốn Ngân hàng Chính sách xã hội qua kênh vay vốn hộ nghèo, với mức vay 20 triệu đồng, gia đình mua 2 con trâu sinh sản. Sau 3 năm, đàn trâu đã giúp gia đình ông đủ tiền trang trải cho con gái lớn đi học đại học và trả được nợ vay.
Đến năm 2015, gia đình ông Lực thoát khỏi hộ nghèo và xin tiếp tục vay vốn ưu đãi theo hộ cận nghèo để trồng cây ăn quả, tận dụng vườn đất được bố mẹ để lại. Thời gian đầu, vườn cây chưa cho thu nhập, trong khi các con học đại học, học nội trú, cần nguồn vốn trang trải khá lớn cùng một lúc.
Ông Bùi Văn Lực kể: “Tôi đã nghĩ đến việc phải vay ngoài để có tiền cho các cháu ăn học, nhưng rất may, tôi được Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn hướng dẫn về thủ tục vay vốn học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để cho con đi học”. Nhờ khoản vay này, các con ông Lực đều được học hành và hiện có việc làm ổn định.
Đến nay, ông Lực vẫn duy trì vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo thêm nguồn vốn cho gia đình phát triển vườn cây nhãn, với diện tích vườn cây đã lên đến 3 ha, đồng thời hướng dẫn bà con cách chăm sóc vườn cây nhãn, tạo nên thương hiệu Nhãn Xuân Thủy hiện nay.
Như nhiều hộ dân tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Lực nhận thấy sự ưu việt của nguồn vốn trong việc hỗ trợ các gia đình khó khăn, như lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài. Ông Lực mong muốn ngày càng có nhiều người nghèo tin tưởng và tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, tránh những rủi ro khi vay tiền bên ngoài.
Từ một hộ nghèo của xã thuộc vùng 135 phải lo ăn từng bữa, con cái học hành vất vả, đến nay, hộ chị Quách Thị Nhung (xóm Thao Cả, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã có 7 con bò lớn bé, thầu 1 đập nước thả trên 30.000 con giống và trồng hơn 1 ha bưởi… Với nguồn thu nhập tăng thêm hàng tháng, các con được học hành đầy đủ, đời sống được cải thiện, chị Quách Thị Nhung bày tỏ sự cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội đã dành nguồn vốn ưu đãi cho gia đình chị cũng như nhiều gia đình khác để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Được biết, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, đồng thời hạn chế tín dụng đen như nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải đảm bảo tiền vay và nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi... Đồng thời, tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách.
-
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
Món quà tri ân đặc biệt dành cho khách hàng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8%
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land