-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất. |
Mắt xích dẫn vốn tối ưu
Trước khi đầu tư trang trại nuôi gà, anh Trần Tấn Phát (huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nhiều nghề nhưng công việc không đem lại sự hứng thú lâu dài, trong khi thu nhập bấp bênh. Năm 2013, anh Phát quyết định tìm hướng đi mới với việc chăn nuôi gà, nhưng lại không có nổi một nửa số vốn đầu tư. Nhờ có Đoàn Thanh niên và Ngân hàng Chính sách xã hội tư vấn vay vốn chính sách phát triển sản xuất, anh Phát đã tháo gỡ được nút thắt khó khăn nhất này. Sau 5 năm, trang trại với quy mô 1 ha đem lại khoảng 250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm cho gia đình anh.
“Đối với đa số thanh niên nông thôn, nguồn vốn chính sách đã trao cho chúng tôi những cơ hội đổi đời”, anh Phát tâm sự.
Những mô hình thanh niên tiêu biểu như anh Phát cùng với những sáng tạo của Đoàn Thanh niên đã thay đổi nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội, tạo động lực, quyết tâm vươn lên của thanh niên, trăn trở tìm tòi phương thức sản xuất hiệu quả.
Hay như với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, việc quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hội, cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn, hỗ trợ các hộ vay vốn có kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh đem lại nhiều kết quả như: có số dư nợ cao nhất, nợ quá hạn thấp nhất, số Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiều nhất, số thành viên nhiều nhất…
Ngoài ra, Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, từ công tác tuyên truyền, hoạt động truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp. Thông qua việc thực hiện Đề án, nhiều tỉnh hội đã xây dựng Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thành phố quản lý, Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố có trách nhiệm lựa chọn đối tượng, theo dõi, giám sát, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Tính đến nay, các cấp hội đã hỗ trợ thành lập trên 500 hợp tác xã; hỗ trợ, tư vấn cho trên 38.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; trên 13.000 phụ nữ có ý tưởng được vay với số vốn hơn 237 tỷ đồng. Trên 25.000 doanh nghiệp nữ được tư vấn, đào tạo, kết nối vay với số vốn hơn 148 tỷ đồng.
Hội tụ sức mạnh triển khai toàn hệ thống chính trị
Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến ngày 31/8/2020, tổng dư nợ thực hiện theo phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là 220.545 tỷ đồng (chiếm 99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội); tăng 90.491 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8%.
Chất lượng hoạt động của 4 tổ chức chính trị - xã hội và Tổ tiết kiệm và vay vốn đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn trong tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội có tỷ lệ giảm dần từ 4,5% khi nhận bàn giao xuống còn 0,38% năm 2014 và đến 31/8/2020 còn 0,25%. Tỷ lệ thu lãi tăng dần từ 88,3% những ngày đầu thực hiện, lên 98% năm 2014, từ năm 2015 đến nay thường xuyên đạt gần 99%.
Các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội làm tốt công tác vận động tổ viên thực hành tiết kiệm mang lại hiệu quả thiết thực. Đến 31/8/2020, có trên 99,9% Tổ tiết kiệm và vay vốn có số dư tiền gửi, với gần 6,5 triệu tổ viên tham gia, số dư tiền gửi đạt 11.190 tỷ đồng, tăng 7.790 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2014.
Kết quả đạt được từ hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 tiếp tục khẳng định đây là một kênh dẫn vốn hiệu quả, phù hợp với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội và sự phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội đặt mục tiêu trong giai đoạn tới, 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tham gia hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt từ 95% trở lên. Dư nợ ủy thác tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 8%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ ủy thác. Tỷ lệ Tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt và khá đạt trên 97%.
Hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội và 4 tổ chức chính trị - xã hội sẽ nghiên cứu, rà soát và tổ chức ký kết lại văn bản thỏa thuận về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với giai đoạn mới.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử