Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Vụ Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục làm rõ vai trò của bà Trương Mỹ Lan tại Ngân hàng SCB
Việt Dũng - 12/03/2024 12:00
 
Ngày 12/3, Tòa án nhân dân TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo liên quan đến vụ án xảy tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, cùng các tổ chức khác.

Trong phiên xét xử sáng nay, Luật sư Phan Trung Hoài (người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục xét để làm rõ mối quan hệ giữa của bà Trương Mỹ Lan với các bị cáo, và vai trò trong Ngân hàng SCB.

Trả lời trước Hội đồng xét xử, bị cáo Bùi Anh Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB cho hay, trước khi về Trước khi về làm việc tại SCB, bị cáo có làm việc tại một số Công ty thương mại, sau đó về làm việc tại tại Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, sau đó mới về làm việc tại Ngân hàng SCB. Làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB từ tháng 12/2020.

Bùi Anh Dũng
Bị cáo Bùi Anh Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB tại toà.

Trả lời câu hỏi có nội dung liên quan đến việc kinh doanh của Ngân hàng SCB, ông Dũng cho hay, bà Trương Mỹ Lan thường mời Trương Khánh Hoàng (nguyên Quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) qua họp. Tại những cuộc họp này, bị cáo Dũng có tham dự.

Lý giải về vai trò của mình tại Ngân hàng SCB, bị cáo Dũng cho hay, bản thân xuất phát từ nhân viên của Ngân hàng nên đến khi làm Chủ tịch HĐQT cũng nghĩ mình như những người nhân viên khác, chỉ đi làm thuê cho ngân hàng thôi.

Khi được xét hỏi, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung cũng khai, trên hồ sơ pháp lý thì bị cáo được HĐQT và Tổng giám đốc Ngân hàng SCB tiến cử làm Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB. Nhưng trên thực tế thì bị cáo được bà Trương Mỹ Lan tiến cử.

Tương tự, bị cáo Trương Khánh Hoàng cũng khai nhận, trước khi về làm việc tại Ngân hàng SCB thì bị cáo làm việc tại một số Công ty bất động sản tại TP.HCM. Trong quá trình làm việc có quen bà Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Hồng giới thiệu bị cáo cho bà Lan, sau đó được bà Lan đưa về làm Phó tổng Giám đốc Ngân hàng SCB thay cho bà Hồng.

Theo bị cáo Trương Khánh Hoàng, sau khi một người có quốc tịch Đài Loan làm Tổng giám đốc thì đến năm 2021, bà Trương Mỹ Lan mới đề cử bị cáo làm Tổng giám đốc. Trong khi đó, việc bổ nhiệm Tổng giám đốc thuộc thẩm quyển của Hội đồng quản trị.

Luật sư đặt câu hỏi: “Vì sao anh cho rằng tầm ảnh hưởng của  bà Lan tại Ngân hàng SCB là rất lớn, dù không giữ chức vụ gì?”.

Trả lời câu hỏi này, bị cáo Hoàng cho hay, về vai trò của bà Lan tại Ngân hàng SCB như thế nào thì các bị các khác đã khai trước đó rồi. Mọi người đều nghĩ bà Lan như một người đỡ đầu tại Ngân hàng SCB. Còn về mặt bản thân bị cáo, khi làm việc về các khoản nợ của Ngân hàng SCB thì thấy đa phần khách nợ và tài sản đảm bảo đều thuộc quyền quản lý của bà Lan.

“Từ ‘đỡ đầu’ có thể hiểu như thế nào?”, Luật sư hỏi.

Bị cáo Hoàng cho hay, theo hiểu biết của mình, bà Lan là người có quyền quyết định đến việc điều hành của Ngân hàng SCB. Nhưng về mặt rộng hơn thì bị cáo không rõ.

Các bị cáo tại toà
Hình ảnh tại toà

Trả lời câu hỏi liên quan đến việc phê duyệt lệnh chuyển tiền ra nước ngoài theo lệnh của Trương Mỹ Lan, bị cáo Hoàng khai, khi các bạn trong nhóm Công ty của bà Lan làm việc và trao đổi, nhân viên phía dưới của bị cáo sẽ họp sơ qua để xem hồ sơ và sau đó trình lên bị cáo. Bị cáo không nhớ chi tiết lệnh chuyển tiền, vì các hồ sơ thường thiếu chứng từ.

Chỉ biết rằng, trong giai đoạn bị cáo quản lý phần giải ngân (năm 2019 và cuối 2020), việc phát sinh thẻ tín dụng có việc sử dụng tiền để trả các khoản chi tiêu của bà Lan ở bên nước ngoài. Thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành.

Trong phần trình bày của bị cáo Trương Mỹ Lan, khi được hỏi: “Suy nghĩ như thế nào về những lời khai của các bị cáo về mức độ, vai trò, tầm ảnh hưởng tại Ngân hàng SCB”, bị cáo Lan cho rằng, bản thân tôn trọng tất cả những lời khai của các bị cáo khác, cũng như nội dung trong cáo trạng.

Khi được hỏi: “Cơ duyên nào, hay xuất phát từ cơ sảo nào để bị cáo đến với Ngân hàng SCB”. Bị cáo Trương Mỹ Lan không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà giải thích vòng vo, nhiều lần đại diện HĐXX phải ngắt lời và đề nghị bị cáo trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi.

Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, các anh em làm việc tại Ngân hàng SCB rất tốt, rất khổ cực, nhưng tại sao lại không nói sự thật trước toà rằng sử dụng tài sản của bị cáo để tái cơ cấu Ngân hàng SCB.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh cũng như số tiền thiệt hại liên quan đến vụ án
Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh của mình cũng như số tiền thiệt hại liên quan đến vụ án

Bị cáo Lan cũng đề nghị HĐXX xem xét lại nội dung như trong cáo trạng truy tố liên quan đến việc thành lập 1.000 Công ty “ma” để phục vụ cho mục đích rút tiền từ Ngân hàng SCB. Bởi các công ty này đều có tài khoản, đều có hoạt động…

Đồng thời, bị cáo Lan khai, bản thân không liên quan gì đến các công ty thẩm định giá cũng như các chứng thư thẩm định giá. Đề nghị HĐXX xem xét lại việc định giá các tài sản bất động sản, bởi giá bất động sản có lúc cao lúc thấp.

Bên cạnh đó, bị cáo mong HĐXX xem xét lại số tiền thiệt hại liên quan đến vụ việc và về các tội danh như cáo trạng truy tố như tham ô, đưa hối lộ. Đồng ý chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng mà Nguyễn Cao Trí đã nộp cho bị cáo để khắc phục hậu quả nếu có.

Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận nhiều nội dung cáo trạng và lời khai của thuộc cấp
Trả lời trong phần xét hỏi, bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận nhiều nội dung trong cáo trạng và những lời khai trước đó của các đồng phạm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư