-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
Chiến lược toan tính, chứ không phải ngẫu hứng
Kế hoạch tiếp tục đầu tư 2.000 tỷ đồng vào chăn nuôi heo được ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Hùng Vương liên tục nhắc đến trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 2017 vừa diễn ra. Ông Minh gọi dự án chăn nuôi heo tại An Giang và Bình Định là bước đi mới trong chiến lược đầy toan tính của Hùng Vương. Đây không phải là quyết định bất ngờ hay ngẫu hứng, mà là kết quả của một công trình nghiên cứu của các kỹ sư, chuyên gia trong Công ty.
Dù vậy, nhiều cổ đông của Hùng Vương bày tỏ lo ngại với chiến lược trên, bởi năm 2016 là năm khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Hùng Vương nói riêng. Theo đó, ngành ngày phải hứng chịu sự mất giá đồng tiền từ các quốc gia nhập khẩu, sự rớt giá bán đậu nành khi Anh rời EU, đặc biệt là tình trạng hiếu cá tra nguyên liệu. Thực tế này này khiến doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam như Hùng Vương lỗ hơn 49 tỷ đồng trong năm 2016.
ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Hùng Vương khẳng định, trên thị trường hiện nay, chỉ có Hùng Vương là đủ nguồn nguyên liệu cá tra để bán ra thị trường.. |
“Chúng tôi khẳng định, những chương trình đầu tư của Công ty như nhà máy thức ăn ở Long An hay kho lạnh ở Khu công nghiệp Tân Tạo… đều đang đúng tiến độ. Do đó, cổ đông đừng lo lắng về việc thiếu vốn để đầu tư. Qua tháng 2/2017, Hùng Vương đã đi qua cơn khủng hoảng”, ông Dương Ngọc Minh khẳng định.
Đại diện Hùng Vương còn đưa ra nhiều lý lẽ để thuyết phục cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh của Công ty. Thứ nhất, tình trạng khủng hoảng do thiếu nguyên liệu cá tra sẽ kéo dài ít nhất đến tháng 2/2018. Trong khi đó, Công ty còn tồn kho 33.000 tấn fillet và nếu bán ra, giá trị thu về cao hơn 10% so với giá trị tồn kho. Trên thị trường hiện nay, chỉ có Hùng Vương là đủ nguồn nguyên liệu để bán ra thị trường.
Thứ hai, theo kế hoạch, Hùng Vương sẽ thoái 65% vốn tại Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), nhưng sau đó, Công ty đã thu xếp được vốn và thừa sức thực hiện kế hoạch doanh thu 2017 cũng như là các năm tiếp theo. “Với lượng cá trong kho và cá đang nuôi trồng, thì đến tháng 10/2017, chúng tôi cùng Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (công ty thành viên của Hùng Vương) thu trên 5.000 tỷ đồng. Tháng 9 năm nay, Công ty sẽ giảm nợ vay ngân hàng tối thiểu 50%”, ông Minh nói.
Sẽ rất thận trọng
Với khả năng vượt qua khủng hoảng vừa qua, Chủ tịch Hùng Vương khẳng định, Công ty có đủ năng lực để tham gia đầu tư vào ngành chăn nuôi heo. Ông nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, chưa có 1 công ty nào trong ngành có đầu tư công nghệ mới và tiên tiến như Hùng Vương Những công ty nước ngoài muốn làm được như Hùng Vương cũng phải mất 3 năm nữa.
Theo kế hoạch năm 2017, Hùng Vương sẽ phát triển thêm 2 trang trại heo tại An Giang. Cùng với đó, từ tháng 4/2017, Công ty sẽ chuyển 2.500 heo giống con đang có tại Long An ra Bình Định để đến cuối năm nay, trang trại tại Bình Định có 1.000 con heo ông bà và 10.000 con heo bố mẹ, trang trại tại Long An sẽ có 10.000 con bố mẹ và 1.500 con heo ông bà. Còn trang trại An Giang sẽ là trung tâm cung cấp giống bao gồm 1.500 con cụ kị và tái đàn, 5.000 con ông bà.
“Về chăn nuôi heo, Hùng Vương sẽ đầu tư chuỗi sản xuất từ A-Z. Năm 2017, chúng tôi sẽ đảm bảo từ con giống, thuốc dinh dưỡng, thức ăn và sẽ thành lập trung tâm tinh heo cho Việt Nam. Chương trình này đã nhận được sự đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Chính phủ. Hùng Vương cũng đã được giao trở thành trung tâm xây dựng phá triển con giống kỹ thuật cao phía Nam”, Chủ tịch Hùng Vương cho biết.
Theo kế hoạch, ngày 24/4, Hùng Vương sẽ khởi công nhà máy Premix tại Long An, liên doanh với Đan Mạch (HVG có 30% vốn) chuyên sản xuất các loại thuốc dinh dưỡng cho chăn nuôi và thủy sản. Các sản phẩm từ nhà máy mục tiêu sẽ cung cấp cho 4 thị trường ngoài Việt Nam là Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan. Dự kiến, tháng 12/2017, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động.
“Chúng tôi bị “xanh mặt” vì lỗ hơn 49 tỷ đồng năm 2016, nên sẽ rất thận trọng với kế hoạch 2017. Khi lời hơn dự kiến, Hùng Vương sẽ chia cổ tức vẫn chưa muộn”, Chủ tịch HĐQT Hùng Vương nói và cho biết, dự kiến năm 2019, Hùng Vương sẽ đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Bình Định tại Lô C, Khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, với công suất thiết kế đạt 400.000 tấn/năm.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024