-
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị
Khách hàng tham quan dự án Vung Tau Centre Point |
“Thỏi nam châm” trong xu thế giãn dân
Giữa những lúc thị trường bất động sản lên cơn sốt, Vũng Tàu luôn được biết đến là tâm điểm của thị trường địa ốc phía Nam, ngay cả khi thị trường trầm lắng, thì Vũng Tàu vẫn luôn tạo được sự chú ý vì đáp ứng được nhu cầu thực.
Sở dĩ Vũng Tàu luôn trở thành “thỏi nam châm” có sức hút lớn với thị trường bất động sản xuất phát từ các yếu tố mang tính tất yếu. Theo phân tích của các chuyên gia, nói đến thị trường bất động sản phía Nam, TP.HCM từ lâu luôn được xem là tâm điểm. Song trước thực tế “đất chật, người đông”, giá bất động sản tại TP.HCM không ngừng tăng cao, sự ngột ngạt do quá tải đô thị ngày càng diễn ra… đã hình thành nên làn sóng giãn dân đô thị, trong đó, Vũng Tàu với lợi thế vừa là “sân sau” trong xu thế này, vừa là nơi đang hội đủ các điều kiện sống.
Lợi thế lớn nhất, trước hết của Vũng Tàu thấy được, đây là thành phố biển. Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu 2030 và tầm nhìn năm 2045, Việt Nam phải trở thành quốc gia biển mạnh, trong đó các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước, thu nhập bình quân cao hơn 1,2 lần cả nước. Vũng Tàu đang trong lộ trình phát triển rõ ràng với mục tiêu trở thành thủ phủ du lịch biển vùng Đông Nam bộ.
Bên cạnh lợi thế là một thành phố biển, lợi thế lớn nữa của Vũng Tàu là bệ phóng của sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép, sự góp mặt trong tương lai của nhiều điểm đến 5 sao, cùng với định hướng tập trung phát triển logistics của địa phương sẽ tạo “lực đẩy” biến nơi đây trở thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu châu Á.
Các chuyên gia cho rằng, nếu như 50 năm trước, toàn bộ hoạt động kinh tế của miền Đông Nam bộ xoay quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn của TP.HCM, thì bây giờ, 2 tâm điểm mới được xác định là sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Khi 2 tâm điểm mới được hình thành, thì toàn bộ giao thông trong vùng sẽ hướng về 2 khu vực này. Do vậy, cả 2 tâm điểm mới này đang tạo ra một vùng lợi thế rất lớn.
Vũng Tàu hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành nơi phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam bộ. Bởi đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam bộ có biển và có bờ biển dài 305 km, với nhiều bãi tắm đẹp được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” khu vực miền Nam. “Điểm nghẽn” lớn nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua là việc di chuyển theo Quốc lộ 51 bị quá tải, thường xuyên bị kẹt xe. Song, giờ đây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được khởi công xây dựng và một khi điểm nghẽn này được gỡ bỏ, sẽ tạo bệ phóng động lực cho Vũng Tàu nói chung và thị trường địa ốc nói riêng cũa khu vực này.
Khai trương căn hộ mẫu Vung Tau Centre Point 2 |
Điểm ngắm của giới có tiền
Trở lại câu chuyện vì sao thời gian qua Vũng Tàu luôn có sức hút lớn với thị trường bất động sản phía Nam, câu trả lời được nhiều chuyên gia chia sẻ, đây là xu hướng mang tính tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế, đặc biệt là do đáp ứng được “khẩu vị” của giới có tiền.
Tại một hội thảo về đô thị biển do Báo Đầu tư đã tổ chức, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam chiếm khoảng 13% dân số vào năm 2016 và dự báo tăng lên 26% dân số vào năm 2026.
Cùng với tầng lớp trung lưu, số triệu phú và giới siêu giàu cũng tăng rất nhanh. Theo báo cáo Wealth-X, Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh thứ 2 thế giới trong thập kỷ qua. Tương tự, Tổ chức Knight Frank (2019) cũng dự báo tốc độ tăng trưởng của những cá nhân vô cùng giàu có (UHNWIS) với số tài sản đầu tư ròng ít nhất từ 30 triệu USD trở lên ở Việt Nam có thể đạt mức 31% trong giai đoạn 2018 - 2023.
Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và giới siêu giàu sẽ là động lực làm thay đổi cấu trúc nhu cầu và tiêu dùng của xã hội. Một trong số những xu hướng lớn là người dân sẽ đi du lịch ngày càng nhiều hơn. Ở góc độ khác, khi thu nhập tăng lên, nhu cầu sở hữu đa tài sản, đặc biệt là bất động sản, chẳng hạn như căn nhà thứ hai (second home) cũng sẽ tăng lên. Căn nhà thứ hai thường được lựa chọn ở những khu du lịch, trên núi, ven biển, hồ. Đây được xem là ngôi nhà được người mua dùng để ở, nghỉ dưỡng vào một thời điểm trong năm, đồng thời là một tài sản tích lũy hoặc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, ở Việt Nam, những người thành đạt thường có ít nhất một tài sản ở các thành phố lớn như TP.HCM chẳng hạn, nhưng tình trạng quá tải dân số và ô nhiễm khiến cho ngày càng nhiều người có nhu cầu đi nghỉ dưỡng ra ngoài thành phố vào cuối tuần, đặc biệt khi hệ thống cao tốc được đầu tư làm cho việc đi lại trong ngắn ngày trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Nhu cầu này đang trở nên thịnh hành, không chỉ đối với những người trưởng thành mà còn dần trở thành một trào lưu của giới trẻ thành đạt sớm. Theo Telegraph (Anh), Việt Nam nằm trong Top 20 thị trường second home mới nổi trên thế giới, thuộc Top 3 các thị trường second home hấp dẫn có giá trung bình trên 0,5 triệu bảng Anh/sản phẩm.
Tại Việt Nam, Vũng Tàu chính là nơi lý tưởng để đón đầu làn sóng này với lợi thế của thành phố du lịch nổi tiếng, thiên nhiên trù phú, khí hậu mát mẻ, hạ tầng phát triển và những căn hộ nghỉ dưỡng đầy đủ tiện ích cao cấp. Không chỉ là vùng đất "rừng vàng, biển bạc", Vũng Tàu còn thừa hưởng sức bật hạ tầng khi hàng loạt tuyến đường huyết mạch vừa được khởi công xây dựng: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An và đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận (ĐT 994). Khi các tuyến đường này hoàn thành sẽ tạo nên hành lang kinh tế vững chắc, đồng bộ giao thông kết nối liên vùng, nội tỉnh và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung.
Hội tụ tất cả các yếu tố trên đã tạo nên một Vũng Tàu đặc biệt, "nhiều thành phố trong một thành phố", hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến lý tưởng, phù hợp với xu hướng "sống và làm việc cân bằng". Đây cũng là bệ phóng để Vũng Tàu trở thành điểm đến về du lịch nghỉ dưỡng và là chốn sống - làm việc lý tưởng dành cho giới chuyên gia, nhân sự cấp cao trong tương lai.n
-
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025? -
Hải Phòng, Quảng Ninh thu hút 7,82 tỷ USD vốn FDI -
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024