Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Vượt Vietcombank, VietinBank dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận
Hà Tâm - 09/01/2017 10:28
 
Kết quả kinh doanh vừa được công bố cho thấy, năm 2016, VietinBank đạt lợi nhuận trước thuế 8.250 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,82%. Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho hay, năm 2017, ngân hàng sẽ xử lý sạch nợ xấu tại VAMC, đồng thời tham gia tái cơ cấu mạnh mẽ PGBank và OceanBank theo Đề án được phê duyệt.
.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank

Sáng nay (9/1), Ngân hàng TMCP VietinBank tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2017.

Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, tính đến hết năm 2016, tổng tài sản hợp nhất của VietinBank đạt 947.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2015 và đạt 107% kết hoạch đặt ra. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng 18%, nơ xấu chỉ 0,82%. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 8.250 tỷ đồng, tăng 12% với với năm ngoái.

Trước đó, Vietcombank cũng đã công bố kết quả kinh doanh tăng đột biến năm 2016 với mức lãi trước thuế 8.212 tỷ đồng, tăng 25% so với năm ngoái. Như vậy, VietinBank hiện đang dẫn đầu hệ thống ngân hàng về lợi nhuận.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết thêm, bên cạnh kết quả kinh doanh, thành tích nổi bật của VietinBank năm qua là xử lý nợ xấu, hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Cụ thể, năm 2016, Vietibnak đã hỗ trợ hai ngân hàng yếu kém là PGBank và OCeanbank tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ, giúp các ngân hàng này nâng cao công tác quản trị, điều hành, từng bước kiểm soát rủi ro, thua lỗ, đảm bảo thanh khoản. Vietinbank cũng đã giúp hai ngân hàng  xây dựng Đề án tái cơ cấu để trình NHNN, Chính phủ và Bộ Chính trị  phê duyệt.

Nợ xấu cũng được Vietinbank ráo riết xử lý.

 “HĐQT đánh giá, năm 2016, thành công lớn nhất của Vietinbank là xử lý triệt để gần chục ngàn tỷ đồng nợ xấu, nợ tiềm ẩn phát sinh trong giai đoan 2007-2010 bằng khả năng tài chính và xử lý  tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, bán nợ. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng kiểm soát chặt chẽ chất lượng  các khoản tín dụng mới, đã trích lập đầy đủ gần 10.000 tỷ đồng cho nợ xấu”, ông Thắng cho hay.

Được biết, có được kết quả kinh doanh trên là do năm 2016, VietinBank đã chuyển đổi mạnh mẽ định hướng kinh doanh và cơ cấu khách hàng theo hướng an toàn, bền vững. Từ một ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng lớn (chieesmn 90% quy mô và lợi nhuận) thì hai năm qua,  Vietinbank đã phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, DN SME, FDI. Qua đó, lợi nhuận khối DN lớn dưới 50%.  

Về định hướng năm 2017, Chủ tịch VietinBank cho biết, ngân hàng sẽ tập trung có hiệu quả tái cơ cấu hai ngân hàng OCeanbank và PGBank. Hiện tại, hai đề án này đang được Thống đốc NHNN trình Chính phủ, Bộ Chính trị xem xét. Trên cơ sở đề án được phê duyệt, dựa vào những nhiệm vụ NHNN giao, VietinBank chuẩn bị nguồn lực để nghiêm túc triển khai.

 Về định hướng kinh doanh, VietinBank tiếp tục đặt ra mục tiêu tăng trưởng bứt phá ở khối doanh nghiệp SME, FDI. Trong đó, doanh nghiệp SME sẽ là đối tượng khách hàng trọng tâm nhắm đến cơ cấu lại khách hàng, dư nợ, giảm phụ thuộc vào DN lớn, để tăng trưởng đạt quy mô, hiệu quả nhưng an toàn, bền vững.

 Đặc biệt, năm 2017, Vietinbank đặt mục tiêu xử lý toàn bộ nợ xấu ngoại bảng tại VAMC và tập trung  nguồn lực giải quyết khoản nợ này.

“Hiện nay, các khoản nợ bán cho VACM, theo lộ trình NHNN cho phép, thì xử lý trong 5 năm, tức từ 2014-2015 đến 2019-2020 nhưng tôi cho rằng, trong bối cảnh tốc dộ tăng trưởng ngày càng nhanh, cạnh tranh giữa ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, đòi hỏi Vietinbank phải có sự bứt phá. Chính vì vậy, HĐQT đã quyết, toàn bộ khoản nợ bán cho VAMC của VietinBank sẽ được giải quyết dứt điểm trong 2017, sớm hơn 2-3 năm so với quy định. Tôi đã hứa với Thống đốc NHNN điều này, xuất phát từ nội lực của Vietinbank”, Chủ tịch Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Theo lãnh đạo VietinBank, có nhiều điều kiện thuận lợi cho VietinBank thực hiện mục tiêu này năm 2017, đặc biệt là sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành trong xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém.   

Riêng về tăng vốn điều lệ - áp lực lớn với nhiều ngân hàng TMCP nhà nước thời gian qua – VietinBank cũng để ngỏ nhiều khả năng. Khả năng thứ nhất là sáp nhập PGBank theo đề án được phê duyệt. Ngoài ra, nhiều khả năng Chính phủ cũng cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, bắt đầu thực hiện từ năm 2016.  

VCB lãi kỷ lục 14.605 tỷ đồng, sạch nợ tại VAMC
Vietcombank đang làm nức lòng cổ đông khi công bố kết quả kinh doanh năm 2016. Năm 2017, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận 9.200 tỷ đồng sau trích...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư