
-
Dấu ấn những người lính gìn giữ hòa bình Việt Nam đầu tiên tại Phái bộ UNISFA
-
Chính phủ Ấn Độ bảo vệ đội tàu bay trước nguy cơ từ các ngân hàng, các công ty thuê mua
-
Đặt cược vào AI, vốn hoá một doanh nghiệp vượt 1.000 tỷ USD
-
Chi tiêu thông minh: Cách các tỷ phú, triệu phú hàng đầu thế giới chi tiền
-
Người trẻ thất nghiệp, nỗi đau của nền kinh tế Trung Quốc -
"Quyền lực" của Gen Z Trung Quốc với các nhãn hàng xa xỉ
![]() |
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass. Ảnh: AFP/TTXVN |
Nhật báo kinh doanh Handelsblatt (Đức) dẫn ý kiến của ông Malpass trả lời phỏng vấn báo này ngày 4/10 cho biết một số quốc gia có thể không trả được nợ, do đó các nhà đầu tư cũng phải giãn nợ hoặc xóa nợ.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm nợ thông qua tái cơ cấu. Chủ tịch WB đã chỉ ra các bước đi tương tự trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây ở Mỹ Latinh và Sáng kiến giảm nợ dành cho các nước nghèo có nợ cao (HIPC) trong những năm 1990.
Tháng trước, các nước giàu đã ủng hộ việc gia hạn Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Sáng kiến này đã giúp 43 trong số 73 quốc gia được chậm thanh toán khoản nợ trong khu vực chính thức trị giá 5 tỷ USD.
Trong bối cảnh có nhiều cảnh báo rằng đại dịch có thể đẩy 100 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực, Chủ tịch WB đã kêu gọi sự tham gia của các ngân hàng tư nhân và các quỹ đầu tư.
Theo ông, các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự nỗ lực, khiến tác dụng của các biện pháp cứu trợ giảm. Ông Malpass cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể gây ra một cuộc khủng khoảng nợ khác do một số nước đang phát triển đã rơi vòng xoáy tăng trưởng yếu và bất ổn tài chính.
Ông nhận định thậm hụt ngân sách và các khoản nợ khổng lồ đã đẩy các nền kinh tế vào cảnh khó khăn, trong khi các ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu.
Giữa tháng 4 vừa qua, G20 và Câu lạc bộ Paris đã nhất trí sáng kiến giãn nợ cho các nước nghèo nhất trong năm 2020, trong bối cảnh các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan đã làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.
Sáng kiến giãn nợ cho các nước nghèo đã nhận được sự ủng hộ của các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Tại cuộc họp trực tuyến hôm 3/6, các bộ trưởng tài chính G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của những biện pháp cứu trợ như vậy, cho rằng việc cho phép "những nước nghèo nhất" hoãn trả nợ đến hết năm 2020 ít nhất sẽ giúp những nước này có nguồn tài chính để tài trợ cho các biện pháp xã hội, y tế cũng như các biện pháp khác nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.

-
OPEC+ họp xem xét sản lượng, khả năng cao vẫn "chờ đợi và quan sát" -
Nga tạm ngừng bơm khí đốt sang châu Âu qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ -
Thượng viện thông qua dự luật về tăng trần nợ công, nước Mỹ tránh được kịch bản vỡ nợ -
Lạm phát Eurozone thấp hơn dự báo -
Tại sao giới đầu tư “ghét bỏ” công ty sạc pin xe điện? -
Nhà băng phố Wall dùng AI viết lại thế giới tài chính -
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về tăng trần nợ công
-
Samsung Việt Nam tăng cường nguồn nhân lực cho những bước tiến mới tại Việt Nam
-
Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế?
-
Lộ diện chủ nhân mới của chiếc Vertu Signature chính hãng đắt nhất Việt Nam
-
M Village của Nguyễn Hải Ninh ra mắt dòng khách sạn lifestyle ngay tại trung tâm TP.HCM
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
-
Generali khẳng định vị thế tài chính vững mạnh