
-
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Tin mới y tế ngày 27/4: Gánh nặng sự cố y khoa toàn cầu
-
SmartSight Premium: Bước tiến mới trong điều trị tật khúc xạ tại Việt Nam
-
Cần biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn thuốc giả
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
![]() |
WHO đang xem xét khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh hoạ: Getty Images |
Trong thông báo ngày 4/8 trên nền tảng X, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, WHO đang hợp tác với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chính phủ các để đối phó với đợt bùng phát này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cần thêm kinh phí và hỗ trợ để có thể triển khai một phản ứng toàn diện.
Kenya và Cộng hòa Trung Phi đã tuyên bố bùng phát dịch đậu mùa khỉ mới, trong bối cảnh các quan chức y tế châu Phi đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này ở một khu vực thiếu vaccine. Chủng virus mới này ước tính có tỷ lệ tử vong là 10%.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo, và đã xuất hiện nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi. Virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người.
Ông Tedros trong một bài viết trên tạp chí Science khẳng định: “Virus này có thể ngăn chặn và phải được ngăn chặn bằng các biện pháp y tế công cộng tăng cường, bao gồm giám sát, sự tham gia của cộng đồng, điều trị và triển khai vaccine có mục tiêu”.
Thống kê từ 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi cho thấy số ca mắc và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng lần lượt 160% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. Liên minh châu Phi đã phê duyệt 10,4 triệu USD để ngăn sự lây lan của virus trên khắp châu lục.
WHO đã từng tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2023. Việc cân nhắc tái ban bố tình trạng khẩn cấp cho thấy sự nghiêm trọng của đợt bùng phát này và tầm quan trọng của các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn sự lây lan của virus.

-
Bộ Y tế cảnh báo về hai sản phẩm nghi hàng giả Baby shark và Medi kid calcium k2 -
Cần biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn thuốc giả -
Tin mới y tế ngày 26/4: Tuyệt đối không được từ chối người bệnh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia -
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài