
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
![]() |
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh |
Theo tờ trình của Chính phủ, dự án có tổng chiều dài tuyến là 76,34 km (bao gồm: TP.HCM 47,5 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,8 km).
Dự án được đầu tư phân kỳ với quy mô phân kỳ 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m và 6 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng cộng 4 lối ra vào đường cao tốc.
Chính phủ cũng dự kiến đầu tư xây dựng phần đường song hành 2 bên qua đô thị, khu dân cư (bố trí không liên tục) quy mô mỗi bên (2 đến 3) làn xe. Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 642,7 ha.
Dự án được đề xuất đầu tư công, với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Bao gồm, giai đoạn 2021 - 2025 là 61.056 tỷ đồng (ngân sách Trung ương: 31.380 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 29.676 tỷ đồng). Giai đoạn 2026 - 2030 là 14.322 tỷ đồng, (ngân sách Trung ương: 7.361 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 6.961 tỷ đồng).
Tiến độ thực hiện của dự án từ 2022 - 2027.
Thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư, nhưng còn băn khoăn về một số vấn đề cụ thể.
Như, về quy mô phân kỳ đầu tư, Chính phủ đề xuất Dự án đầu tư phân kỳ với quy mô 4 làn xe, mặt đường và mặt cầu 19,75 m. Tuy nhiên, việc đầu tư theo quy mô này chưa phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5729 : 2012) về đường ô tô cao tốc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ.
Với phương án thu hồi vốn đầu tư, cơ quan thẩm tra băn khoăn khi mà phạm vi đầu tư Dự án bao gồm đường Vành đai 3 và hai đường song hành.
Dự án áp dụng hình thức đầu tư công và phân chia thành 8 dự án thành phần, trong đó, tách riêng việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phần xây dựng Đường vành đai 3 và đường song hành thành các dự án triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương, sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sẽ tổ chức thực hiện thu phí để thu hồi vốn đầu tư Dự án cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương tương ứng theo tỷ lệ vốn đầu tư.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế băn khoăn khi tờ trình chưa làm rõ việc có thu phí đối với các tuyến đường song hành sau khi đã được đầu tư hay không.
Theo đó, sẽ xảy ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, trường hợp thu phí đường song hành, sẽ dẫn đến người sử dụng dịch vụ Đường vành đai 3 phải trả phí cho tuyến đường song hành mà không sử dụng và người chỉ sử dụng đường song hành sẽ không phải trả phí cho Dự án là không hợp lý.
Do việc triển khai tổ chức thu phí khép kín sẽ chỉ có thể áp dụng đối với Đường Vành đai 3, không thể áp dụng đối với các đường song hành (các đường đô thị không thể kiểm soát được lối ra, lối vào).
Trường hợp thứ hai là chỉ thu phí đối với Đường Vành đai 3 sẽ không thể xác định được phương án thu hồi vốn đầu tư của đoạn đường này, do việc phân chia thành 8 dự án thành phần chưa rõ ràng chi phí đầu tư đoạn đường này.
Theo đó, Dự án chỉ có thể áp dụng thu phí để thu hồi vốn đầu tư đối với Đường vành đai 3, vì vậy cần tập trung bố trí vốn ngân sách trung ương cho tuyến đường này (bao gồm cả chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) và bố trí vốn ngân sách địa phương cho các đường song hành để phù hợp với nhiệm vụ chi của các cấp theo Luật Ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương tham gia đối với Đường vành đai 3 để làm căn cứ thu hồi vốn đầu tư hoàn trả ngân sách cho các cấp.
Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan trình dự án xác định rõ chi phí đầu tư Đường Vành đai 3 (bao gồm chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư), chi phí đầu tư đường song hành (bao gồm chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư).
Trên cơ sở đó, nghiên cứu phân chia Dự án thành các dự án thành phần như sau: một là, Đường Vành đai 3, phân theo địa giới hành chính của từng địa phương và hai là, hai tuyến đường song hành, phân theo địa giới hành chính của từng địa phương.
Việc này, theo cơ quan thẩm tra, để bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư của từng dự án thành phần, làm rõ nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp và phương án thu hồi vốn đầu tư hoàn trả vào ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới